Bệnh viêm nội nhãn và một số triệu chứng lâm sàng!
Viêm nội nhãn là các phản ứng viêm trong Mắt gây ra bởi quá trình nhiễm khuẩn hoặc chấn thương các tổ chức, mô trong nhãn cầu. Bệnh thường được chia làm 2 loại: ngoại sinh và nội sinh.
Viêm nội nhãn ngoại sinh xuất hiện do các tác nhân gây bệnh như nấm vi khuẩn… đi vào mắt trực tiếp từ môi trường bên ngoài sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Trong khi đó viêm nội nhãn nội sinh lại xuất hiện bởi vi khuẩn lây lan từ các cơ quan khác của cơ thể theo đường máu.
Bệnh có thể gây mất thị lực trầm trọng cho khoảng 20% bệnh nhân. Sau khi được điều trị, chỉ có khoảng 55% trương hợp đạt được thị lực cuối cùng là 1/10 hoặc kém hơn. Một số trường hợp nặng hơn, mủ ăn lan hết nhãn cầu thì buộc phải bỏ mắt để loại trừ vi khuẩn không lan ra chỗ khác (lên não gây viêm tắc mạch xoang hang, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết). Nếu việc điều trị không đáp ứng với kháng sinh, thị lực của bệnh nhân sẽ khó có thể hồi phục.
Thời gian điều trị dài hay ngắn tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh, tác nhân gây bệnh, đáp ứng của cơ thể đối với bệnh và phương pháp điều trị. Trung bình một đợt điều trị cấp tính khoảng 2-3 tuần. Những di chứng có thể là vẩn đục pha lê thể tăng nhãn áp thậm chí bị hỏng mắt vĩnh viễn.
'Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa thu đông, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ. Nó có thể diễn diến rất nhanh trong vòng 24 giờ. Có những trẻ, chiều hôm trước bình thường, hôm sau đã mù, mắt ken đặc mủ, ăn hết võng mạc dù chữa được nhưng thị lực khó trở lại bình thuờng', bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.
Bên cạnh đó, bác sĩ Cương cũng khuyến cáo cần phân biệt triệu chứng của viêm nội nhãn với bệnh đau mắt đỏ. Cả hai cùng có biểu hiện đỏ đau nhức mắt nhưng nếu là đau mắt đỏ thì có rỉ còn viêm nội nhãn thì không.
Thực tế, không ít bệnh nhân thấy mắt đỏ đau nhức đã tự mua thuốc để điều trị nhưng không đỡ. Khi tới khám, bác sĩ mới kết luận bị viêm nội nhãn và khi đó khả năng chữa trị là rất thấp.
Vì thế, nếu thấy có biểu hiện bệnh ở mắt, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa mắt ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Khi đó mủ còn loãng thì có thể tiêm ngay kháng sinh vào nội nhãn, hoặc cắt ngay dịch kính lấy mủ ra rồi đưa kháng sinh vào. Nếu phát hiện muộn, mủ đã đặc lại sẽ co kéo ảnh hưởng đến giác mạc sẽ khó điều trị.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:07 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:00 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023