Cảnh báo 200 căn bệnh nguy hiểm lây từ động vật mà bạn nên biết

Việt Nam là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm nguyên nhân do lây từ động vật. Trong đó có những bệnh có thể gây đại dịch.

Bệnh truyền từ động vật sang người là những bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật có xương sống nhưng có thể lây nhiễm cho người và đôi khi dẫn đến lây truyền từ người sang người. Bệnh lây truyền từ động vật sang người bao gồm một loạt các bệnh khác nhau với những đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học, và biện pháp kiểm soát khác nhau.

 

Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, có đến 200 bệnh truyền nhiễm từ người lây sang người từ động vật. Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc với động vật như bệnh dại lây qua vết cắn của chó mèo, lây qua môi trường bị nhiễm như bệnh than và qua thực phẩm (bệnh campylobacteriosis), hay gián tiếp qua vector truyền bệnh như muỗi hay bọ ve bệnh sốt Tây sông Nile sốt xuất huyết sốt rét và bệnh Lyme.

Ông Phu cho biết ngày nay các bệnh thường gặp ở Việt Nam như liên cầu lợn cúm gia cầm dại, bệnh than, sốt xuất huyết… đều lây từ người sang đặc biệt là các bệnh lây qua đường ăn uống như bệnh liên cầu lợn. 'Nếu không ăn tiết canh, chắc chắn không bao giờ bị bệnh liên cầu lợn cả' - Ông Phu nhấn mạnh. 

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, ông Phu cho biết bệnh đe dọa nhiều nhất ở những hộ gia đình và khu vực có nhiều người nuôi lợn. Ở nước ta có nhiệt độ cao vào mùa hè và mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Chim di trú và tập quán chăn nuôi lợn theo hộ gia đình còn phổ biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu hành virut viêm não Nhật Bản trong tự nhiên, từ đó dẫn đến tình trạng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản ở người.

Sự xuất hiện của các bệnh lây truyền từ động vật sang người rất phức tạp và do nhiều yếu tố, như sự tiến hóa của hệ sinh thái, sự thích nghi của vi khuẩn nhân khẩu học và hành vi du lịch và thương mại quốc tế, thực hành nông nghiệp, công nghệ và công nghiệp.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch bệnh mới nổi nguy hiểm, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao có nguồn gốc lây truyền từ động vật sang người liên tục xuất hiện như cúm A(H5N1), SARS, cúm A(H7N9), Ebola, MERS-CoV, than, dại…

Thế giới đã ghi nhận bệnh lây truyền từ động vật sang người với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau: do vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm hay các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác. Các dịch bệnh trên vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, tàn phá sức khỏe và cướp đi sinh mạng con người, gây tổn hại cho nền kinh tế quốc dân, cản trở ngành sản xuất, kinh doanh, du lịch, là trở ngại lớn của thương mại quốc tế.

Y tế và thú y cùng vào cuộc

Việc ngăn chặn dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đòi hỏi sự phối hợp đa ngành và quan hệ đối tác mạnh mẽ, thường xuyên và chặt chẽ giữa hệ thống giám sát và ứng phó bệnh, giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp - thú y. Đây cũng là vấn đề cần giải quyết mang tính quốc tế, cần có sự phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lan rộng trên toàn cầu.Tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết nước ta đã thực hiện cam kết Chương trình An ninh y tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực của ngành y tế và nông nghiệp trong việc phát hiện sớm và đáp ứng nhanh với các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người và tăng cường sự hợp tác mang tính liên ngành, trong nước, trong khu vực cũng như toàn cầu.

Ở cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia mang tính liên ngành để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong đó tập trung vào phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.

Ngoài ra, hợp tác giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi vào chiều sâu thông qua việc ký Thông tư liên tịch Y tế - Nông nghiệp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai ngành từ trung ương đến địa phương trong phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

 

Hiện nay, trung tâm đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) cũng đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2013 với sự tham gia của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Tổ chức quốc tế (WHO, FAO và USCDC) nhằm điều phối và đáp ứng tốt hơn với các bệnh dịch mới nổi, trong đó hầu hết có nguồn gốc lây truyền từ động vật sang người.

Ở cấp khu vực, Việt Nam với vai trò là nước đi đầu khu vực ASEAN đã phối hợp với các nước thành viên xây dựng Chiến lược loại trừ bệnh dại của ASEAN. Hiện nay, đang xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược này với mục tiêu tiến tới loại trừ bệnh dại ở các nước trong khu vực và duy trì các vùng không có bệnh dại trong khu vực ASEAN đến năm 2020.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật