Con đường lây nhiễm và cách điều trị sùi mào gà dứt điểm bạn nên biết

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Papillomavirus (HPV) gây ra.

Bệnh sùi mào gà do vi-rút Papillomavi-rút HPV gây nên, đây là một loại vi-rút gây u nhú trên niêm mạc và da ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.

Trường hợp bệnh nhẹ có thể tự mất đi. Nếu bệnh nặng, nguy cơ gây ung thư là rất cao, sùi mào gà tái phát nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường rất dài (tầm 3-8 tháng) nên rất khó để phát hiện ra bệnh. Lúc đi chữa trị thì hầu như người bệnh đã ở giai đoạn mãn tính.

Chính vì vậy nếu phát hiện bệnh sớm, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Nhằm giúp độc giả có những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, BS. Đinh Thị Thu Hương-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh chủ đề này

Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ, nếu phụ nữ có vi-rút bệnh sùi mào gà trong máu nhưng chưa có nốt sùi biểu hiện ra ngoài thì trong nước bọt tiết ra có chứa vi-rút này không? (Trong trường hợp không bị chảy máu chân răng).

Trả lời:

Các con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà gồm có:

- Mắc sùi mào gà qua quan hệ tình dục: đây là đường lây chủ yếu, do quan hệ tình dục không an toàn.

- Do lây truyền từ mẹ sang con: sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là do thai nhi bị viêm nhiễm HPV, vi-rút thông qua đường sinh sản của mẹ hoặc thông qua các tiếp xúc mật thiết với người mẹ bị sùi mào gà sau sinh.

- Lây nhiễm gián tiếp: có thể viêm nhiễm sùi mào gà gián tiếp qua các vật dụng hàng ngày của người bệnh như quần lót, bồn tắm, khăn tắm…

- Nhiễm HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng do quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây lan do hôn và dùng chung sản phẩm vệ sinh răng miệng với người bệnh nhiễm bệnh

 

Cần phòng tránh bệnh sùi mào gà kịp thời

Cần phòng tránh bệnh sùi mào gà kịp thời

Do đó, bệnh sùi mào gà có thể có trong nước bọt của người bệnh nếu người bệnh đó bị nhiễm bệnh HPV ở miệng.

Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, cháu tên Quang Anh, là nam giới, năm nay 19 tuổi. Gần đây cháu mới biết cháu bị mắc bệnh sùi mào gà, bộ phân sinh dục cháu xuất hiện các nốt màu hồng từ khi cháu học cấp 2. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh này có chữa được không? Nếu được thì chữa như thế nào? Cháu xin cảm ơn!

Trả lời:

Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện trên bao quy đầu rãnh quy đầu, dây chằng quy đầu, lỗ tiểu, hậu môn, thân dương vật vùng da bìu trong niệu đạo Sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở miệng, vùng nách…

Điều trị sùi mào gà ở nam giới: Hiện chưa có thuốc tiêu diệt được vi-rút gây bệnh sùi mào gà. Việc điều trị sùi mào gà nói chung là nhằm phá hủy những tổn thương do sùi mào gà gây nên, nâng cao miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh

Các phương pháp điều trị sùi mào gà gồm có: bôi thuốc các phương pháp vật lý trị liệu như đốt điện, đốt laser, phẫu thuật.. Bạn nên đi khám cơ sở y tế chuyên ngành da liễu để có thể chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật