Ghép tế bào gốc cứu cặp song sinh dù chỉ 30% cơ hội sống

Dù có lượng tiểu cầu gần 0 và tỷ lệ thành công chỉ 30%, các bác sĩ vẫn dùng tế bào gốc từ ngân hàng máu dây rốn cộng đồng để ghép cho các cháu.

Cặp song sinh Nguyễn Yến Phương và Nguyễn Hải Phương (quê Bắc Ninh) bị suy tủy xương bẩm sinh, điều trị tại Viện Truyền máu - Huyết học trung ương ở Hà Nội Từ lúc sinh ra đến nay hai cháu đều phải truyền máu mỗi tuần một lần. Hiện việc truyền máu cũng không còn đáp ứng với cơ thể nữa, lượng tiểu cầu của hai bé xuống quá thấp, có thời điểm bằng 0. Bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Phương pháp cuối cùng có thể mang lại sự sống cho các bé là ghép tế bào gốc.

Các cháu không có anh chị em ruột hiến tế bào gốc. Do đó phương án được chọn là dùng mẫu tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng để ghép, song nguy cơ thải ghép rất cao, tỷ lệ thành công dự báo rất thấp, chỉ khoảng 30%. Thông thường trên thế giới tỷ lệ thành công ghép trên bệnh nhân suy tủy xương cũng chỉ đạt 30-40%.

Suy nghĩ cân nhắc rất nhiều gia đình cặp song sinh quyết định vẫn ghép tế bào gốc máu dây rốn cho các cháu, bởi đây là cơ hội cuối cùng để sống của con.

Các bác sĩ tiêm tế bào gốc cho một trong hai bé song sinh

Các bác sĩ tiêm tế bào gốc cho một trong hai bé song sinh 

Tuy nhiên việc tiến hành đồng thời một lúc 2 ca ghép tế bào gốc không đơn giản. Vấn đề quan trọng nữa là cần tìm nguồn dây rốn phù hợp. Viện Truyền máu huyết học đã tìm kiếm từ dữ liệu của ngân hàng tế bào gốc dây rốn cộng đồng. May mắn tìm thấy mẫu phù hợp, ngay lập tức hai bé được chỉ định tiến hành ca ghép tế bào gốc.

Ngày 30/10, các bác sĩ đã tiến hành truyền tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng cho hai bé. Các y bác sĩ tiếp tục theo dõi khả năng thích nghi sinh tủy của cặp song sinh. Giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, để đánh giá ca ghép có thành công hay không phải đợi khoảng 3 tháng nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật