Làm sao để cân bằng và ổn định đường huyết sau khi hiến máu

Trong những năm gần đây nhu cầu về máu đã tăng cao. Các tổ chức như Hội chữ thập đỏ được thành lập với mục tiêu trữ máu cho những ai thật sự cần nó. Một khi bạn đã quyết định hiến máu, bạn cũng nên biết một số bước để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mình. Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn một số cách để cân bằng lượng đường huyết sau khi cho máu.

1. Luôn sẵn sàng

Trong bất kì một tình huống hay sự kiện nào, việc chuẩn bị tinh thần luôn rất cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp bạn có thể gặp nguy hiểm cho sức khỏe

Trước khi hiến máu, phải đảm bảo các bữa ăn thông thường để tăng cường lượng dưỡng chất và khoáng chất trong máu vì khi hiến máu, những chất này có thể bị mất đi. Nếu bạn theo một chế độ ăn cụ thể, phải chắc chắn nó chứa đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, điều này cũng dựa vào những gì mà bác sĩ tư vấn cho chế độ ăn kiêng trước khi hiến máu.

2. Đừng quá kiêng khem

Việc ăn thêm bữa hay món phụ sau khi hiến máu là bình thường. Điều này không những chứng tỏ sự thèm ăn mà còn đảm bảo chúng ta có thể khỏe mạnh trở lại sau khi mất một lượng máu khá lớn. Mất nước sẽ trở thành vấn đề nếu bạn không kịp bù nước, không chỉ sau khi hiến máu mà phải trong cả một ngày. Mất nước khiến bạn có thể bị vọp bẻ hay đau đầu Nước tăng lực rất cần thiết cho cơ thể lâu dài. Đối với ăn nhẹ, bạn có thể chọn những thanh Granola giàu năng lượng, nó có thể giúp bạn vượt qua những cơn chóng mặt hay buồn nôn- những triệu chứng không thể tránh khỏi sau khi hiến máu.

Sau vài giờ, bạn bắt buộc phải ăn một bữa thật thịnh soạn để tái tạo các tế bào máu và duy trì mức sắt trong cơ thể. Ngoài ra, còn một cách để cân bằng lượng đường trong máu là ăn những thức ăn có nhiều sắt như các loại rau xanh, thịt, trái cây khô, và ngũ cốc

3. Không nên vội vã hoạt động

Sau khi hiến máu, trước hết kiểm tra xem bạn có bị nhức đầu buồn nôn vọp bẻ, hoa mắt, xây xẩm hay thậm chí bất tỉnh hay không? Nếu bạn mắc phải một trong bất kì các triệu chứng trên, trước hết nên ngồi xuống cho đến khi bạn có thể tự đi lại được. Cũng như đã đề cập ở trên, lúc này bạn cần bổ sung những thức ăn giàu năng lượng và nước.

Phải chắc chắn mình không còn những triệu chứng này trước khi lái xe về nhà đấy nhé! Sau khi đã trở lại bình thường, không có nghĩa là bạn được phép tập thể dục hay nâng tạ nặng. Bạn cần nghỉ ngơi hai ngày để cơ thể phục hồi trở lại như cũ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật