Những con đường lây truyền vi-rút bệnh dại mà bạn ít biết

Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể người.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.

Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột là rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại Trâu và bò không cắn khi chúng bị nhiễm bệnh dại, nhưng cũng cần phải đề phòng khi thăm khám trâu bò bị ốm và có triệu chứng tăng tiết nước bọt ở miệng.

Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và họ có thể bị nhiễm vi-rút dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.

Chưa có báo cáo dựa trên bằng chứng nào về bệnh dại trên người xảy ra do sử dụng sữa Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận bị nhiễm vi-rút khác, tuy nhiên không có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.

Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Việc lây truyền này đã xảy ra ở những người nhận giác mạc cấy ghép và gần đây xảy ra đối với một số trường hợp người nhận cấy ghép các nội tạng đặc và mô mạch. Do vậy, giác mạc hoặc các bộ phận cơ thể con người không được lây từ bệnh nhân chết do viêm não hoặc bất kỳ bệnh thần kinh nào khác mà chưa được chẩn đoán rõ ràng.

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật