Những loại khí có thể gây chết người mà ít người biết

Nhiều vụ ngộ độc khí đã xảy ra bất ngờ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.

Các loại khí nguy hiểm

Amôniắc (NH3)

Trong 2 ngày 2526/5 vừa qua, hơn 100 công nhân của công ty TNHH Asia Garment Manufacturer Việt Nam đã phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí amôniắc.

Amôniắc là chất khí không màu, mùi nồng và có tính kích ứng cao. Khí amôniắc cũng có thể được nén thành dung dịch trong, không màu. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người chủ quan khi tiếp xúc với chất khí này.

Hít phải amôniắc ở nồng độ thấp thường gây ho kích ứng mũi, họng. Nuốt amôniắc có thể gây bỏng miệng, họng dạ dày Ở nồng độ cao, amôniắc ngay lập tức gây bỏng da, mắt, mũi, họng đường hô hấp và có thể dẫn dến mù lòa tổn thương phổi, thậm chí là tử vong

Công nhân công ty TNHH Asia Garment Manufacturer Việt Nam bị ngộ độc khí đang được điều trị

Công nhân công ty TNHH Asia Garment Manufacturer Việt Nam bị ngộ độc khí đang được điều trị

Cácbon mônôxít (CO)

CO là chất khí không màu, không mùi được sinh ra do sự đốt cháy không hoàn toàn. Ở nồng độ thấp, khí CO ít gây nên các triệu chứng kích thích. Tuy nhiên, tiếp xúc với khí CO ở nồng độ thấp trong thời gian dài có thể gây nhiễm độc CO mạn tính, dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh rối loạn ý thức mất trí nhớ Nồng độ CO càng cao, khả năng gây ngộ độc càng lớn và thời gian tử vong càng nhanh.

Động cơ ô tô, xe máy, lò sưởi, bếp than, khói thuốc lá… là những nguồn thải khí CO thường gặp. Sử dụng các nguồn khí thải này trong không gian kín là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc khí CO.

Tháng 3/2015, hàng nghìn xe máy nổ máy trong tầng hầm siêu thị Big C The Garden đã khiến nồng độ CO tăng cao, gây ngộ độc khí, làm hàng chục người ngất xỉu Tháng 9/2014, 9 người ở Quảng Ninh đã tử vong do ngạt khí CO vì dùng máy phát điện trong nhà kín. Tại Việt Nam, cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc khí CO do sử dụng bếp than trong phòng kín để sưởi ấm.

Khí Mêtan (NH4)

Mêtan không phải là khí độc. Tuy nhiên, đây lại là chất gây ngạt nếu mật độ ôxy trong không khí hạ xuống dưới 18%.

Trong tự nhiên, khí mêtan thường tích tụ nhiều ở lòng đại dương, dưới đáy đầm, ao, trong hầm mỏ khai thác than và những nơi có nhiều cây cối, xác động vật, các hợp chất hữu cơ đang phân hủy.

Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm, độc hại

Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm, độc hại

Điều này giải thích tại sao có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc khí mêtan khi chui xuống các hầm, lò, cống, rãnh, giếng nước... 

Ngoài 3 loại khí nêu trên, các loại khí dễ gây ngộ độc, gây ngạt còn có:

- Hyđrô sunfua (H2S): Mùi trứng thối, xuất hiện khi đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh, H2S cũng bốc lên từ bùn ao, đầm thiếu ôxy.

- Ôxít nitơ (NOx): Xuất hiện trong quá trình đốt cháy nguyên liệu trong các động cơ đốt trong, quá trình hàn điện…

- Clo (Cl2): Có trong các chất tẩy trắng khử trùng

Cách xử lý khi bị ngộ độc khí

Mỗi loại khí có những tác động khác nhau lên cơ thể người. Tuy nhiên, nhìn chung, biểu hiện thường thấy của ngộ độc khí cấp tính là: nhức đầu tức ngực buồn nôn chóng mặt nặng hơn là rối loạn ý thức co giật hôn mê… Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, khí độc sẽ gây thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong.

Nên tự bảo vệ mình khi đi qua các vùng khí ô nhiễm

Nên tự bảo vệ mình khi đi qua các vùng khí ô nhiễm

Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc khí, cần bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước sau đây:

- Mở hết tất cả các cửa (nếu là phòng kín), đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc. Lưu ý, người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, tránh trường hợp bị trúng độc khí khi tham gia cứu nạn.

- Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Hà hơi, thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở.

- Đối với khí amôniắc dạng lỏng, nhanh chóng rửa sạch amôniắc dính trên cơ thể nạn nhân với xà phòng và nước.

- Gọi cấp cứu, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không gọi điện hút thuốc mở các công tắc nguồn điện để tránh xảy ra cháy nổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật