Những yếu tố và nguy cơ gây nên chứng ngưng thở khi ngủ

Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng bệnh lý này.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số yếu tố có thể gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ.

- Béo phì: Béo phì là một trong những nguy cơ dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Lớp mỡ quanh cổ có thể gây áp lực tới đường hô hấp và làm gián đoạn quá trình hô hấp

- Chu vi cổ lớn lơn 48 cm: Những người có cổ lớn hơn thường có nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở cao hơn do hiện tượng hẹp đường hô hấp.

- Cổ họng hẹp amidan to hay bị dị dạng của mũi cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình thở dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ Những người bị ngưng thở khi ngủ có xu hướng để thở bằng miệng và ngủ với miệng mở nên khi thức giấc thường bị khô miệng

Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Những người ở độ tuổi 60 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.

- Người có tiền sử gia đình mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

- Uống rượu hay thuốc an thần: Nếu uống rượu hoặc thuốc an thần trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và có nguy cơ ức chế trung tâm hô hấp ở não bộ.

- hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng lượng đờm và các chất dịch trong phổi và đường hô hấp và làm cho việc thở khó khăn hơn. Nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở những người hút thuốc cao gấp ba lần người không hút thuốc.

Nếu nghi ngờ mình mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Ngừng thở khi ngủ liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng như suy tim đột quỵ và các rối loạn chuyển hóa Vì thế, người bệnh hãy lắng nghe cơ thể để bảo vệ mình khỏi can bệnh nhiều biến chứng nguy hiểm này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật