Ngừng thở khi ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Rối loạn ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?
Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ.
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau điển hình như ngưng thở tắc nghẽn ngưng thở trung ương giảm thông khí do béo phì,…Trong đó phổ biến hơn cả là ngưng thở tắc nghẽn Ngưng thở tắc nghẽn rất có hại cho hệ tim mạch và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Ngừng thở khi ngủ là tình trạng thở thoi thóp khi ngủ khoảng 10 - 30 giây
Triệu chứng thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- ngủ ngáy đặc biệt ngáy to khi nằm ngửa
- Mệt mỏi và khó tập trung vào ban ngày
- nhức đầu vào buổi sáng
- buồn ngủ trong ngày dù ngủ đủ
- trầm cảm hoặc cáu kỉnh.
Bệnh có triệu chứng như trầm cảm, nhức đầu
Nguyên nhân gây ra rối loạn ngưng thở khi ngủ
Tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra khi các cơ phía sau của cổ họng, lưỡi gà amidan và lưỡi) giãn ra nhiều hơn bình thường làm chặn đường thở. Nếu không được nhận oxy lâu hơn 20 giây, não sẽ nhanh chóng đánh thức bạn để bạn thở lại bình thường giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nhiều lần nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Thừa cân, do chất béo tích tụ xung quanh dễ cản trở hô hấp
- Mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc cao huyết áp
- Di tật: Cổ họng hẹp, amiđan hoặc vòm họng to làm chặn đường thở
- nghẹt mũi mãn tính
- Di truyền: Nếu bạn có người thân bị ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải rối loạn ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ em
Điều trị chứng rối loạn ngừng thở khi ngủ
Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả nếu bạn áp dụng các cách chữa trị bệnh ngừng thở khi ngủ sau đây
- giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì để đường thở không bị chèn giảm cân cũng có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, đồng thời làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày
- tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng tuần hoàn máu
- Tránh uống rượu bia hút thuốc lá
- Tránh dùng các loại thuốc an thần và các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ
- Nên nằm ngủ nghiêng về một bên hoặc nằm sấp, tránh lưỡi và vòm miệng đè xuống đường thở. Bạn nên nằm nghiêng phải để không ép tim
- Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nước muối để đường mũi không bị tắc nếu bạn bị nghẹt mũi Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ loại thuốc bạn nên dùng.
- Rối loạn nhịp dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị, bạn... (Thứ năm, 07:37:09 22/11/2018)
- Bạn có thể phát hiện tình trạng thiếu canxi từ bằng những... (Chủ nhật, 16:10:08 18/11/2018)
- Hội chứng Gilbert và bệnh vàng da là bệnh như thế nào? (Thứ năm, 07:40:03 15/11/2018)
- Những bệnh lạ khiến cho cơ thể mùi như cá ươn, bắp cải... (Thứ Ba, 13:46:09 13/11/2018)
- Đừng coi thường mất ngủ vì nó đã từng giết chết 2 thế hệ (Thứ Hai, 01:01:10 12/11/2018)
- Sốt phát ban như hoa hồng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả (Chủ nhật, 21:12:11 11/11/2018)
- BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Điều cần biết về viêm mao mạch dị ứng (Thứ năm, 09:42:03 08/11/2018)
- Rối loạn chuyển hóa axit amin: Bệnh phenylketon niệu (Thứ tư, 09:48:10 07/11/2018)
- Tràn khí trung thất là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh (Thứ Ba, 16:48:09 06/11/2018)
- Tràn khí dưới da là gì? Biểu hiện và những nguyên nhân phổ... (Thứ Ba, 16:47:05 06/11/2018)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023