Phát hiện mới đột phá có thể giúp người mù khôi phục thị lực

Dù có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng suy giảm thị lực nhưng phương pháp giúp chữa trị dứt điểm bệnh mù và khôi phục thị lực vẫn được xem là điều không thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây có thể mang lại hy vọng cho những người vốn đã bị mất thị lực hoàn toàn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 285 triệu người trên thế giới bị mù và suy giảm thị lực. Trong đó có đến 39 triệu người bị mất thị lực hoàn toàn và không thể nhìn thấy gì. Con số này cho thấy vấn đề đáng lo ngại bởi trước đây chưa có phương pháp điều trị nào có thể giúp khôi phục thị lực cho những người bị mù.

Tình trạng mất thị lực rất phổ biến nhưng chưa có phương pháp nào có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc tiến bộ khoa học và y học, một nghiên cứu mới đây vừa phát triển một công nghệ mới với hy vọng có thể mang đến ánh sáng cho những người vốn không thể nhìn thấy.

Tình trạng mất thị lực rất phổ biến nhưng chưa có phương pháp nào có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn

Tình trạng mất thị lực rất phổ biến nhưng chưa có phương pháp nào có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn

Phương pháp điều trị giúp hồi phục thị giác cho người mù

Ý tưởng phục hồi thị giác bằng cách lập trình lại các tế bào được đưa ra bởi giáo sư Shinya Yamanaka tại Đại học Kyoto. Yamanaka cùng nhà sinh vật học John Gurdon người Anh đã giới thiệu phương pháp giúp phát triển các mô mắt nhờ ứng dụng công nghệ tái lập trình tế bào. Phát hiện đột phá và quan trọng này đã giúp họ giành được giải Nobel vào năm 2012.

Yamanaka và các nhà khoa học khác đã khám phá ra khả năng của các tế bào trong cơ thể có thể tự lập trình lại và trở lại trạng thái phôi thai ban đầu. Những tế bào đã được tái lập trình này có thể được dùng để phát triển nội tạng và các mô cần thiết dùng cho việc cấy ghép hay tái tạo mô dùng để thay thế.

Phát hiện này được hy vọng sẽ giúp phát triển các mô dành cho mắt giúp phục hồi thị giác cho những người bị mù. Nếu việc nghiên cứu thành công, đây được xem là công trình nghiên cứu đặc biệt có ý nghĩa giúp người mù có thể nhìn thấy được ánh sáng.

Các thử nghiệm lâm sàng về việc phát triển và cấy ghép mô mắt hiện đang được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Những nhà khoa học đến từ trường Đại học Cardiff và đại học Osaka đã tiến hành cấy ghép biểu mô giác mạc cho những con thỏ bị mù để khôi phục phần trước của mắt.

Các thí nghiệm tương tự như trên cũng được tiến hành tại Viện nghiên cứu Khoa học về Hóa học - Vật lý Liên bang Nga. Các chuyên gia tại đây đã nghiên cứu cách phát triển võng mạc từ những tế bào da.

Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện và thử nghiệm trên người dự kiến sẽ tiến hành vào đầu năm nay. Việc cấy ghép võng mạc sẽ được thực hiện trên gia đình bị di truyền thoái hóa điểm.

Sự tiến bộ khoa học mang đến hy vọng giúp hồi phục thị giác

Sự tiến bộ khoa học mang đến hy vọng giúp hồi phục thị giác

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng đã phát triển nhiều tiến bộ công nghệ có thể giúp chữa trị tình trạng bị mất thị lực hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Oxford đã công bố một phương pháp hồi phục thị giác cho những người bị mù do thoái hóa võng mạc.

Cứ khoảng 4000 người thì có một người sẽ gặp phải các vấn đề về thoái hóa võng mạc gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến nguy cơ bị mù. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất hiện nay. Bằng cách ứng dụng liệu pháp gen các nhà khoa học cho biết khả năng duy trì thị lực và nhìn thấy là rất khả quan, mang đến cơ hội cho nhiều bệnh nhân bị mù.

Ngoài ra, một số phương pháp như sửa chữa đột biến gene, ứng dụng tế bào gốc … có thể giúp mang đến hiệu quả trong việc chữa mù lòa.

Dù sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ có thể mang đến hy vọng chữa khỏi mù lòa nhưng việc chăm sóc đôi mắt đúng cách có thể giúp phòng ngừa đến 75% trường hợp bị mù.

Bạn nên khám mắt định kỳ và thường xuyên để giúp phát hiện sớm các rối loạn thị giác và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh khoa học cùng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe thị giác bạn nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật