Rối loạn thính giác là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Gentamicin và những lưu ý khi sử dụng điều trị bệnh nên nhớ
Lưu ý khi dùng Gentamicin để tránh bị suy thận, rối loạn thính giác
Rối loạn thính giác là gì?
Rối loạn thính giác hay còn được gọi là mất thính giác là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh. Có 3 loại rối loạn thính giác tùy thuộc vào bộ phận bị ảnh hưởng:
Nghe kém gây ra do dây thần kinh cảm giác: Xảy ra khi có sự tổn thương ở tế bào tai trong hoặc dây thần kinh thính giác Bệnh xảy ra tự nhiên như quá trình lão hóa hoặc sau chấn thương
Nghe kém do việc dẫn truyền âm: Gây ra khi âm thanh bị chặn và không thể truyền từ tai ngoài vào tai trong
Nghe kém hỗn hợp: Xảy ra khi dây thần kinh cảm giác và dẫn truyền âm thanh kém cùng gây tổn hại thính giác.
Rối loạn thính giác hay còn gọi là mất thính giác
Triệu chứng của bệnh rối loạn thính giác
Những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thính giác gồm:
- Khó khăn trong việc lắng nghe và hiểu từ ngữ, đặc biệt là ở những nơi ồn ào
- Khó khăn khi nghe phụ âm
- Thường phải hỏi người khác nhắc lại câu nói
- Nghe radio hoặc xem tivi với âm lượng lớn
- Không thể xác định được hướng âm thanh
- Khó khăn trong đối thoại.
Nguyên nhân gây rối loạn thính giác
Nhiều nguyên nhân gây rối loạn thính giác bao gồm:
- Tuổi tác hoặc phải chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi tiếng ồn lớn sẽ gây tổn hại đến tế bào thính giác và tế bào thần kinh trong việc truyền tín hiệu âm thanh tới não. Một khi tín hiệu không được truyền đi hoàn chỉnh, khả năng nghe của bạn cũng bị giảm sút. Bạn sẽ nghe những tiếng như bị nghẹt và cảm thấy như đang nghe các từ đơn lẻ trong điều kiện ồn ào
- Ráy tai có thể chặn ống tai và chặn sóng âm thanh di chuyển
- Nhiễm trùng tai hoặc có xương hay khối u bất thường phát triển
- Âm thanh quá lớn, sự thay đổi áp suất bất ngờ hoặc thọc màng nhĩ với bất kì vật thể mà gây ảnh hưởng đến thính giác sẽ làm thủng màng nhĩ
- Yếu tố di truyền hoặc bệnh về gen
Rối loạn thính giác khiến việc giao tiếp khó khăn hơn
Điều trị rối loạn thính giác
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Bạn nên ở trong một môi trường tốt khi tham gia hội thoại, đứng đối diện với người đối thoại hoặc tắt các tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện
- Nếu bạn không nghe kịp từ ngữ nào, đừng ngại khi nhờ người đối diện nhắc lại rõ ràng và lớn hơn
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ có thể giúp ích khi bạn bị rối loạn thính giác.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:04 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023