Tắc nghẽn đường tiết niệu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Tắc nghẽn đường niệu là gì?

Tắc nghẽn đường niệu là tình trạng nước tiểu không thể chảy niệu quản nên thay vì chảy từ thận vào bàng quang, dòng nước tiểu lại chảy ngược trở lại về thận và có thể gây tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận. 

Tình trạng tắc nghẽn đường niệu có thể gây sưng và tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận. Nam nữ ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc căn bệnh này. Tắc nghẽn đường niệu có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ vẫn đang trong bào thai.

Tắc nghẽn đường niệu phổ biến ở nam giới hơn nữ giới

Tắc nghẽn đường niệu phổ biến ở nam giới hơn nữ giới

Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường niệu

- Tắc nghẽn đường niệu tạm thời hay vĩnh viễn tại niệu quản có thể do:

- Các chấn thương như gãy xương chậu

- khối u di căn tới thận bàng quang tử cung hay đại tràng

- các bệnh tại đường tiêu hóa

- Sỏi niệu quản

- Hình thành cục máu đông

- Các rối loạn hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây tắc đường tiết niệu

- Ở nam giới, tắc nghẽn đường niệu có thể là hậu quả của phì đại tuyến tiền liệt phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải hiện tượng nước tiểu chảy ngược lại về thận do áp lực từ phía tử cung nén ép lên bàng quang.

Triệu chứng thường gặp

- Bạn thường cảm thấy đau ở phần giữa lưng ở một hoặc cả hai bên thận.

- Sốt buồn nôn và nôn mửa

- Thận có thể bị sưng phù và đau 

- Tiểu khó

- Dòng tiểu chảy chậm, chảy rò rỉ, nhỏ giọt

- Cảm giác lúc nào cũng buồn tiểu, nhất là ban đêm

- Cảm thấy bàng quang lúc nào cũng đầy

- Giảm lượng nước tiểu đào thải ra ngoài

- Có máu trong nước tiểu

Điều trị tắc nghẽn đường niệu

Bác sĩ có thể đặt một ống nối hay hệ thống dẫn lưu nước tiểu trong bàng quang của bào thai. Ống nối sẽ đưa nước tiểu vào túi ối Việc điều trị thường được thực hiện khi thận của thai nhi có dấu hiệu bị tổn thương không hồi phục. Điều trị để phục hồi chức năng thận và làm thông niệu quản sau khi trẻ ra đời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật