Tại sao bạn tụt huyết áp, dây là nguyên nhân bạn cần tránh xa

Khi một người đứng lên từ nằm hoặc ngồi thấy chóng mặt hoa mắt hoặc thậm chí ngất xỉu do huyết áp tụt xuống dưới mức bình thường được gọi là tụt huyết áp thể đứng (THATĐ). Bệnh xảy ra đột ngột, nếu không được xử trí sẽ dẫn đến cơ thể choáng váng, buồn nôn, thậm chí nôn, hoa mắt chóng mặt, nhìn không rõ (mờ) trong vài ba giây và có thể ngất xỉu.

THATĐ do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do mất chất lỏng bên trong các mạch máu gây ra các triệu chứng của THATĐ. Các chất lỏng có thể là nước (mất nước) hoặc máu (mất máu) tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

 

 

Mất nước có thể do tiêu chảy, nôn mửa cấp tính hoặc do ra quá nhiều mồ hôi (sốt cao), làm việc nặng, say nắng... làm giảm lượng chất lỏng đáng kể của máu gây giảm áp lực tác động lên thành mạch máu và sẽ làm cho huyết áp tụt.

 

Mất máu cấp tính (chấn thương, chảy máu nội tạng do xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, bệnh chảy máu kéo dài,...) là dạng làm giảm lượng chất lỏng trong lòng mạch một cách cấp tính nhất và làm cho lực tác động vào thành động mạch yếu hoặc rất yếu gây nên THATĐ.

Uống một số thuốc thường được sử dụng trong các bệnh lý như thuốc chữa bệnh tăng huyết áp thuốc lợi tiểu (dùng quá liều chỉ định hoặc tác dụng phụ), hoặc thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến (như xatral) hoặc thuốc chữa trị bệnh Parkinson và các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh thực vật (viagra, thuốc chống trầm cảm ). THATĐ còn có thể do hạ đường huyết sau khi uống thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

Ngoài ra, THATĐ còn có thể do rối loạn chức năng tuyến thượng thận (bệnh Addison), bệnh tuyến yên hoặc bệnh tuyến giáp làm cho người bệnh thiếu hụt hormon hoặc do giảm đường huyết. THATĐ có thể do tác động của chấn thương tâm lý liên tục (stress), hoặc có thể do thiếu hụt hemoglobin (nếu thấp dưới 9g/dl sẽ làm cho lượng ôxy vận chuyển tới não bộ và tim bị giảm).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật