Tiếp tế máu và những chuyện mà không phải ai cũng biết đến

Các chế phẩm máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,… tỏa đi mọi ngả đường, sẵn sàng tiếp viện 24/24h đến tất cả bệnh viện cả nước.

Bất kể trời mưa hay nắng, ngày hay đêm, cứ có điện thoại từ các bệnh viện yêu cầu cung cấp máu đột xuất thì những kỹ thuật viên của khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương lại lặng lẽ… xách thùng lên và đi.

Những chuyến xe vận chuyển máu đến các bệnh viện

Mỗi ngày, họ vận chuyển trung bình 700 đơn vị máu đến gần 40 bệnh viện trong nội, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh như Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang...

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương - Trung tâm dự trữ máu lớn nhất cả nước đã thực hiện việc giao máu đến tận nơi cho các bệnh viện có nhu cầu.

 Những chuyến xe vận chuyển máu đến các bệnh viện

 Những chuyến xe vận chuyển máu đến các bệnh viện

GS.TS Nguyễn Anh Trí -Viện trưởng Viện huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: 'Về mặt chất lượng, các bệnh viện chỉ cần dự trù còn Viện huyết học sẽ mang đến tận nơi. Máu được giữ trong thiết bị chuẩn của quốc tế. Máu dùng ở Hà Nội cũng giống như máu ở Lao Cai, đồng bộ chất lượng, luôn là máu mới, tránh được tình trạng đăng ký máu ảo. Đặc biệt là tránh được tiêu cực, không còn cơ hội bệnh viện làm khó cho người bệnh. Bởi có thể bệnh viện A; B làm tốt, nhưng có những bệnh viện C; D chưa chắc đã làm tốt'.

Kiểm tra tem và mã vạch trước khi nhập mẫu máu vào kho

Việc vận chuyển máu tận nơi đã góp phần tiết kiệm chi phí, nhân sự cho các bệnh viện khi phải đến Viện Huyết học lấy máu. Quan trọng nhất là chất lượng máu được đảm bảo tối ưu theo tiêu chuẩn ISO, và cũng góp phần giảm thực trạng thiếu máu ảo.

GS Nguyễn Anh Trí lấy ví dụ: Một bệnh viện đăng ký nhận 30 đơn vị máu, dự kiến sử dụng trong 3 ngày. Nhưng do có những ca cấp cứu đột xuất, có khi chỉ dùng trong 1 ngày đã hết. Hoặc có bệnh viện đăng ký 30 đơn vị, nhưng lại dùng không hết, trong khi bệnh viện khác lại cần. Vì vậy, Viện Huyết học sẽ điều tiết để đảm bảo nguồn cung cấp.

Bác sĩ Đào Thanh Nga – Phụ trách đơn vị truyền máu của Bệnh viện E chia sẻ: 'Trước đây, chúng tôi phải sang tận viện Huyết học Truyền máu Trung ương để lấy máu, nó hơi kích rích, và không thể chuyên nghiệp bằng đơn vị chuyên vận chuyển. Sau khi Viện huyết học có chương trình vận chuyển máu đến tận nơi, chúng tôi cảm thấy rất thuận tiện, trong các trường hợp mổ có chỉ định trước (mổ phiên) sau đó sẽ báo số lượng dự trù đến Viện huyết học kịp thời truyền máu cho bệnh nhân'.

Kiểm tra tem và mã vạch trước khi nhập mẫu máu vào kho

Kiểm tra tem và mã vạch trước khi nhập mẫu máu vào kho

Các chế phẩm máu được chia làm nhiều loại. Máu bình thường có hạn sử dụng 42 ngày, sản phẩm huyết tương thì hạn sử dụng được 1 năm, trong khi đó tiểu cầu có loại hạn sử dụng 3 ngày hoặc 5 ngày, có loại chỉ bảo quản được trong 6h hoặc 12h. Chính vì vậy, để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất, công tác bảo quản sản phẩm máu luôn được giám sát nghiêm ngặt từ khâu nhập máu đến xuất máu cho các bệnh viện.

Cụ thể, khi nhập máu về, kỹ thuật viên Khoa lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương sẽ xét nghiệm lại để đảm bảo an toàn, đồng thời gắn nhập dữ liệu mã số, mã vạch vào ngân hàng máu. Sau đó, máu được chuyển đến các kho bảo quản phù hợp.

Quy định bảo quản máu cũng được tuân thủ rất nghiêm ngặt.

Bởi có sản phẩm chỉ cần bảo quản từ 4 - 8oC, nhưng cũng có loại phải bảo quản đến âm 25oC, hoặc có chế phẩm tiểu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ 21,55oC, trạng thái rung lắc liên tục để đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp máu kịp thời, bác sĩ Khuất Minh Tiến- Trưởng khoa Lưu trữ và phân phối máu, cho biết: 'Nhân viên ít, nhu cầu vận chuyển đến các bệnh viện là rất lớn, mà các bệnh viện lại ở xa. Thậm chí trong lúc cấp cứu, có khi một bệnh viện chỉ cần 1 đơn vị máu, hoặc tiểu cầu chúng tôi vẫn lên đường dù mưa nắng, dù đêm hôm để phục vụ việc cấp cứu tính mạng con người'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật