Tìm hiểu một số phương pháp điều trị u máu ở trẻ em

Từ dấu hiệu nhận biết trên da dễ dàng thì chúng ta chỉ cần nhìn là biết ngay đó là bệnh u máu. Tuy nhiên, u máu lại có nhiều loại cho nên việc chẩn đoán các loại lại rất khó để áp dụng việc điều trị. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số những phương pháp điều trị u máu ở trẻ em.

Một số phương pháp điều trị u máu ở trẻ em

Với sự phát triển của bệnh u máu là sau khi xuất hiện u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng.

U máu có thể lớn dần từ một vết như nốt ruồi son

U máu có thể lớn dần từ một vết như nốt ruồi son

U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí mà u máu xuất hiện. Chẳng hạn như, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi Mắt vùng cổ, tuyến nước bọt tuyến dưới hàm sẽ phát triển nhanh hơn. Còn những u máu xuất hiện ở bề mặt da, tứ chi, vị trí ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.

U đạt kích thước lớn nhất vào khoảng tháng thứ 6 - 10 và bắt đầu quá trình thoái triển tự nhiên sau 1 năm. U có thể biến mất hoàn toàn hay một phần khi trẻ 5 - 8 tuổi.

Phương pháp điều trị bệnh u máu trẻ em đó là:

Việc chẩn đoán cần có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để biết được chính xác loại u máu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị u máu ở trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn cũng có thể dựa vào 3 yếu tố sau để có thể đưa ra hướng xử trí đúng đắn đó là: vị trí của u máu; mức độ phát triển của u máu nhanh hay chậm; tuổi của bé.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí u máu hình thành

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí u máu hình thành

Cụ thể:

Nếu u máu (bướu máu) ở những vị trí nhạy cảm, vùng gần niêm mạc như: gần khoé mắt, cánh mũi, khóe miệng hay môi… và phát triển có vẻ nhanh, thì bạn nên can thiệp sớm càng tốt, vì nếu chẳng may u máu này thuộc loại cứng đầu hoặc phát triển lan đến mắt môi mũi làm tổn thương đến những cơ quan này trước khi nó thoái hóa. Hoặc nếu để u máu quá lớn thì sẽ khó trong quá trình phẫu thuật, thậm chí còn không thể phẫu thuật được.

Nếu u máu nằm ở những vị trí như: ngực, lưng, bụng, tứ chi… thì bạn có thể chờ theo dõi, nếu quá 6 tuổi mà nó vẫn còn thì dù lớn cỡ nào cũng có thể phẫu thuật được (vì các vị trí này có đủ da để kéo lại sau khi cắt bướu). Có nhiều phương pháp để can thiệp: như xạ trị chạy tia, đốt laser, corticoid…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để kìm hãm sự phát triển của u máu như các loại thuốc: corticoid thoa, chích hay uống; hóa trị.

Như vậy, với một số phương pháp điều trị u máu ở trẻ em mà chúng tôi đề cập trên đây hi vọng bạn sẽ có phương hướng trị bệnh cho con mình tốt nhất. Và đừng quá lo lắng, u máu là u lành tính nên có thể chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di căn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật