Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân và những biến chứng giúp bạn phát hiện sớm

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ, thời điểm bùng phát bệnh vào khoảng thời gian xuân - hè (tháng 3, 4,5) và đầu thu ( tháng 9, 10). Nếu nguyên nhân do vi rút coxsackie A 16, bệnh thường lành tính và khỏi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng hay gặp nhất là do vi rút coxsackie A 16, enterovirus  71 (EV 71) và một số enterovirus khác. Sau 3 - 7 ngày bị nhiễm vi rút, bệnh sẽ có biểu hiện, đầu tiên là sốt, sau đó là nổi ban và phỏng nước. Cụ thể bệnh nhân sốt cao chán ăn rất mệt và thường kèm đau họng Sau sốt 1- 2 ngày đau miệng tăng lên và trong miệng xuất hiện các chấm đỏ sau đó phát triển thành các bọng nước và vỡ ra tạo các vết loét chợt tại lưỡi, lợi, má trong, hầu họng. Cũng sau 1 - 2 ngày kể từ khi sốt, ngoài da nổi ban sau thành mụn nước vị trí thường ở lòng bàn tay gan bàn chân. Đôi khi, bệnh chỉ biểu hiện ở miệng đơn thuần.

Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não viêm não màng não liệt mềm cấp viêm cơ tim phù phổi cấp do thần kinh. Trên cùng một bệnh nhân có thể phối hợp nhiều biến chứng như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim

Khi có biến chứng trẻ có các biểu hiện sau: Sốt cao, li bì, quấy khóc, bỏ ăn khó ngủ giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ; có biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run chi, co giật,…

Nặng hơn trẻ có biểu hiện: co giật nhãn cầu nôn mửa liên tục, gáy cứng méo miệng Nổi vân tím, lờ đờ, kích thích vật vã, yếu tứ chi hôn mê mạch nhanh huyết áp tụt. Các biểu hiện suy hô hấp như thở khò khè tím, cánh mũi phập phồng.

Đặc biệt, các biểu hiện ban đầu khi trẻ bị biến chứng viêm não màng não nếu không chú ý rất khó nhận biết vì trẻ chỉ có các biểu hiện như: quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt, hay giật mình run chi, đi đứng không vững, loạng choạng,… Diễn tiến rất nhanh dẫn đến co giật khó thở suy hô hấp rối loạn vận mạch sốc thần kinh. Thậm chí khi các nốt phỏng nước trên da đã khô và đóng vảy trẻ vẫn có thể bị biến chứng viêm não màng não.

Do đó, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngoài các biện pháp chăm sóc, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ, người thân cần luôn chú ý theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu trên để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh diễn biến nặng có thể gây tử vong cho trẻ hoặc nếu có chữa khỏi cũng để lại di chứng nặng nề.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật