6 tác dụng tuyệt vời khi trẻ ngủ đủ giấc có thể bạn chưa biết

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, sự thông minh... của trẻ.

Giúp trẻ thông minh hơn

Rất nhiều nghiên cứu và gần đây nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Stanford đã chứng minh rằng trí nhớ nói riêng và trí thông minh nói chung sẽ bị giảm sút khá nhiều khi trẻ không được ngủ đủ và ngủ sâu giấc giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc…

Trí tuệ nhạy bén hơn

Theo tiến sĩ Dennis Molfese, người thường xuyên nghiên cứu giấc ngủ của những trẻ 4 - 8 tuổi: ‘Với những đứa trẻ ngủ đủ giấc, chúng sẽ sử dụng từ 3 đến 4 khu vực của não bộ để hoàn thành nhiệm vụ (các bài tập nhỏ, bài kiểm tra...)’.

Việc trẻ thiếu ngủ sẽ làm cho não bộ hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả hơn hẳn. Bỏ qua chỉ 1 giờ ngủ trên 1 tuần cũng có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung của trẻ.

Việc trẻ thiếu ngủ sẽ làm cho não bộ hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả hơn hẳn

Việc trẻ thiếu ngủ sẽ làm cho não bộ hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả hơn hẳn

Suy nghĩ tích cực hơn

Trẻ ngủ thiếu 30 phút/ngày có vẻ sẽ không gây ra tác động gì đáng kể, nhưng nếu điều đó xảy ra thường xuyên trong vòng 6 tháng thì trẻ em sẽ có nguy cơ tăng cảm giác chán nản và giảm sự tự tin đi đáng kể - theo một nghiên cứu gần đây từ đại học Massachusetts (Hoa Kì).

Việc thời gian ngủ giảm xuống trong nhóm những trẻ bắt đầu đến tuổi vị thành niên là bình thường, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn để ý một chút tới giấc ngủ của trẻ, trẻ thiếu ngủ quá nhiều theo thời gian có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần

Có trái tim khỏe mạnh

Nếu trẻ ngáy khi ngủ thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang không thật sự khỏe mạnh. Theo báo cáo của một nghiên cứu mới ở Australia, so với những trẻ yên lặng khi ngủ thì trẻ ngủ ngáy thường có huyết áp và nhịp tim cao hơn, kể cả khi ngủ cũng như khi thức.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thức dậy nhiều vào ban đêm và khả năng thu được ít oxy hơn trong quá trình hô hấp là một trong những hệ quả của ngáy ngủ, và đó có thể là dấu hiệu đến từ những vấn đề trong sức khỏe của trẻ. Nếu bạn thấy trẻ thường xuyên ngáy to khi ngủ, có thể đó là lúc bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Hệ miễn dịch tốt hơn

Để trẻ ngủ nhiều hơn cũng có thể giúp trẻ bớt ốm vặt hơn. Những nghiên cứu khác ở người lớn cũng đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 8 giờ/ngày sẽ làm họ có khả năng bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần.

‘Chúng tôi cho rằng việc thiếu ngủ cũng sẽ dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch của trẻ sẽ yếu hơn’, theo Jodi Mindell, phó giám đốc Trung tâm Giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi Philadenphia. Vậy nên, nếu trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các bạn bè bị ốm ở trường, tốt hơn hết là nên cho trẻ đi ngủ sớm một chút.

Cân nặng phù hợp

Theo một nghiên cứu của trường ĐH Havard, trẻ khi mới biết đi nếu ngủ ít hơn 12 giờ mỗi ngày sẽ có khả năng bị thừa cân gấp 3 lần so với những trẻ khác.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra những trẻ em ngủ nhiều hơn thời gian trên sẽ giảm nguy cơ bị thừa cân xuống 9%. ‘Điều đó không có nghĩa là trẻ em nên ngủ quá nhiều’- Theo tác giả của cuộc nghiên cứu tại ĐH Harvard, bác sĩ Elsie Taveras. ‘Những thứ làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ, như một chiếc TV trong phòng ngủ, nên được loại bỏ’.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật