Ai mà ngờ dây tai nghe nhỏ xinh như này lại ẩn chứa mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe

Từ cái hồi mới có máy nghe nhạc, rồi các mẫu điện thoại thông minh lần lượt ra đời, chúng ta càng ngày càng áp dụng triệt để câu nói 'mắt không thấy, tai không nghe' với tất cả mọi người.

Suốt ngày cắm mặt vào cái điện thoại dường như chẳng đủ, phải nhét thêm đôi tai nghe mới đúng kiểu. Nào là nghe nhạc, xem phim, lướt web... giúp những giây phút chờ đợi xe buýt bớt nhàm chán hơn, những giờ tập gym vã mồ hôi mẹ mồ hôi con cũng nhẹ nhàng hơn.

Công nhận việc đeo tai nghe nơi công cộng là vô cùng lịch sự và tôn trọng những người xung quanh, nhưng bạn nghĩ cứ kè kè dây tai nghe bên người và đeo lên tai bất cứ khi nào muốn là tốt ư? Nếu không muốn bị thối tai thì hãy dừng việc này ngay lập tức.

Ai mà ngờ dây tai nghe nhỏ xinh như này lại ẩn chứa mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe

Chuyên gia vi trùng Kelly Reynolds, phó giáo sư khoa sức khỏe môi trường tại Đại học Arizona nói rằng lỗ tai chúng ta chứa đầy ráy tai tế bào da chếtvi khuẩn Do đó mà mỗi khi cắm tai nghe, những thứ đó sẽ bám cả vào chúng.

Sau khi tai nghe bị dính chất nhờn và bị ẩm sau khi nằm trong lỗ tai bạn, chúng sẽ dễ dàng 'thu hút' đủ thứ khác từ môi trường bên ngoài. Tuy rằng ráy tai là vô hại nhưng chúng ta hay có thói quen để tai nghe bừa bãi đủ thứ trong túi xách, túi quần hay mặt bàn làm việc. Và tất nhiên cũng chẳng ai lạ gì mấy chỗ đó thì chứa hàng tỷ con vi khuẩn Việc lũ vi khuẩn bẩn thỉu đó bám vào tai nghe, rồi truyền sang lỗ tai chúng ta là điều không quá ngạc nhiên.

Chả ai muốn một ngày đẹp giời phát hiện tai mình trở thành nông trại trồng nấm

Chả ai muốn một ngày đẹp giời phát hiện tai mình trở thành nông trại trồng nấm 

Kelly Reynolds còn nhấn mạnh, việc đeo tai nghe làm tăng khả năng nhiễm khuẩn tai lên đến 11 lần. Kinh khủng khiếp hơn nữa là việc cho người khác mượn tai nghe, hay ngược lại, càng khiến tai chúng ta… ngập ngụa trong vi trùng.

Nếu không muốn tai mọc nấm hay chứa chấp một ổ vi trùng thì hãy bảo quản tai nghe cho cẩn thận và chịu khó vệ sinh chúng bằng cách lau cồn mỗi tuần một lần. Đừng quên đi khám nếu thấy đau nhức hoặc có dấu hiệu lạ trong tai.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật