Bẻ khớp ngón tay: Vì thói quen mà gây hậu quả không thể lường trước

Cho đến nay, mối liên hệ giữa việc bẻ đốt ngón tay, chân và bệnh viêm khớp vẫn là đề tài tranh cãi.

Mối liên hệ với bệnh viêm khớp

Khớp xương bao gồm 2 mặt, được bao phủ bởi hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Trong khớp có hoạt dịch đóng vai trò như chất bôi trơn. Chất dịch này chứa khí oxy, nitơ và carbonnic.

Khi bạn kéo hoặc bẻ khớp, bạn cũng đã kéo căng bao khớp. Không khí được giải thoát tạo nên những bóng khí và gây ra tiếng kêu răng rắc, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương. Nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ.

Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bàn tay suy giảm về chức năng của tay. Đây có thể là do tình trạng duỗi căng và nới lỏng dây chằng liên tục.

Tài liệu y học cũng mô tả những tổn thương khác nhau do việc bẻ đốt ngón tay gây ra. Sự duỗi thẳng quá mức của các ngón tay, ngón tay bị trật khớp và tình trạng rách dây chằng ở ngón tay cái.

Nhiều nghiên cứu lập luận rằng, sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp thoái hóa mặt khớp.

Tuy nhiên, sự thật thì không hẳn thế. Kết quả nghiên cứu trên những khớp xương ngón tay của 215 người (từ 50 – 89 tuổi) có thói quen bẻ khớp ngón tay cho thấy, không hề có dấu hiệu nào của căn bệnh viêm hay rạn khớp.

Ảnh hưởng khi về già

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, tổn thương là điều khó tránh khỏi. Duy trì thói quen bẻ khớp ngón tay lâu, về già dễ bị đau nhức các khớp. Bởi sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng.

Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa. Một khi sụn bị bào mòn thì không có khả năng hồi phục gai xương sẽ mọc ra, tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay.

Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Thực tế, thói quen bẻ khớp ngón tay cũng giống như thói quen cắn móng tay Những người có những thói quen này thường hay căng thẳng Vì thế, nhiều người cho rằng bẻ đốt ngón tay mang lại một loại giải thoát khỏi sự căng thẳng

Để giảm cảm giác mệt mỏi thay vì bẻ khớp ngón tay, bạn có thể tập các động tác nhẹ nhàng, nếu làm việc văn phòng không nên ngồi lâu một chỗ, khoảng 30 phút nên đứng dậy đi lại rồi quay lại làm việc tiếp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật