Tác hại khôn lường khi mắc tật ngủ há miệng mà bạn chưa biết

Nhiều người mắc tật há miệng khi ngủ say. Điều này tường chừng là vô hại, nhưng thực tế lại gây ra tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Hôi miệng: Theo các chuyên gia y khoa, thở qua đường miệng sẽ giảm khả năng sản sinh nước bọt trong khi nước bọt có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng Thiếu hụt nước bọt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sản sinh gây nên mùi hôi và các vấn đề răng miệng khác.

Viêm nhiễm cổ họng: Standly Ford, tiến sĩ y khoa kiêm chuyên viên tư vấn các vấn đề hô hấp tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết không chỉ khiến khoang miệng khô rát, ngủ há miệng cũng khiến họng của bạn rơi vào tình trạng tương tự. Đây cũng là điều tệ hại với cổ họng bởi không chỉ gây đau rát, chúng còn khiến các loại vi khuẩn dễ dàng tiếp cận và sinh sản.


 
Sâu răng và viêm lợi: Bên cạnh kiểm soát lượng vi khuẩn sinh sôi, nước bọt còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men răng của chúng ta. Quá trình hô hấp qua đường miệng sẽ làm giảm khả năng sản sinh nước bọt trong khoang miệng, do đó, hạn chế sự tổng hợp enzyme salivary có tác dụng chống ăn mòn men răng nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, những vết sâu răng sẽ nhanh chóng hình thành và viêm lợi cũng sẽ xảy ra. 

Khó khăn trong việc tiêu hóa: Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), thở qua miệng sẽ gia tăng tỷ lệ nuốt phải khí và do đó, khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như gây cảm giác đầy bụng khó tiêu xáo trộn tại dạ dày thậm chí cả trào ngược dịch vị

Hen suyễn: Thói quen ngủ há miệng sẽ làm tăng những triệu chứng của căn bệnh hen suyễn Khi luồng khí không được lọc kĩ qua khoang mũi, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi, gây nên những cơn hen nghiêm trọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật