Cẩn trọng: Đừng ăn dứa nếu bị cao huyết áp - Nguyên nhân do đâu?

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch, trong quá trình lưu thông từ tim đến nuôi các tế bào, mô cơ trong cơ thể. Tuy nhiên, mạch máu không phải lúc nào cũng thông thoáng và co giãn nhịp nhàng để đẩy máu đi một cách suôn sẻ.

Sự hình thành của các cục máu đông và mảng xơ vữa khiến cho lòng mạch bị thu hẹp lại, lưu lượng máu đi qua bị hạn chế, còn lại tắc nghẽn ở một chỗ.

Trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho người tăng huyết áp...

Thứ nhất, men bromelin trong quả dứa là một loại enzym có chức năng thủy phân protit. Rất nhiều người dị ứng với loại men này. Sau khi ăn dứa 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng buồn nôn nổi mày đay ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn có thể gây khó thở  

Những biểu hiện này hay gặp và diễn biến nặng ở người có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay viêm da cơ địa viêm mũi dị ứng hen phế quản

Thứ hai, chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt đau đầu choáng váng dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Thứ ba, trong dứa có một loại glucoside kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa, ta thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng viêm thanh quản hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ở mắt dứa có nấm candida trepicalis, nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật