Tìm hiểu thảo dược cam thảo và công dụng của cam thảo trong y học

1. Tìm hiểu chung về thảo dược cam thảo

Tên khác của cam thảo: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam, Thảo thiệt, Linh thông, Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo, Điềm căn tử, Điềm thảo, Phấn thảo, Bổng thảo, Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam).

Tên gọi: cam có nghĩa là ngọt thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vì vậy được dùng để gọi tên.

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.

Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Cam thảo nghĩa là cây có vị ngọt

Cam thảo nghĩa là cây có vị ngọt

Mô tả: Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóa mộc, có thân bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hoặc thuôn, nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơ hoặc tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuống ở nách chỉ bằng nửa của lá. Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có hai môi chia 5 răng hơi không đều, hình müi mác dài hơn ống, cánh cờ dựng lên, thuôn, dài hơn các cánh bên. Nhị hai bó (9+1). Bầu không cuống, 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính.

Thu hái, sơ chế: Vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp. Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.

Mô tả dược liệu: Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu.

Cam thảo còn dùng làm bột

Bào chế

Sơ thảo: Rửa sạch nhanh đồ mềm, xắt thành lát mỏng 2mm, khi còn nóng nếu không kịp xắt thì nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm cho dễ xắt, rồi sấy hoặc phơi khô.

Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi tẩm mật ong (cứ 1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàng cho thơm. Hoặc nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm cuộn vài lần giấy bản nhúng qua nước sôi cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sém thì bỏ giấy, xắt lát mỏng.

Bột cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài xắt miếng tròn sấy khô tán thành bột mịn. + Khi dùng cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đến giờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, gĩa nát để dùng.

Nước cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Nước cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

2. Công dụng trong y học của cam thảo

Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa tỳ vị hư nhược, kém ăn đau bụng do tiêu chảy ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi… Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa giải độc. Đặc biệt, cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, cam thảo còn là thảo dược làm trắng da

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật