3 bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng khỏi nhanh sau 2 ngày ai cũng làm được

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng. Tuy đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi há miệng hoặc khi nhai.

Một nghiên cứu khoa học cho thấy, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng xuất hiện ban đầu thường là một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiệt miệng có thể chữa dứt điểm từ những nguyên liệu dễ kiếm.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi

Đun sôi một cốc nước với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

Có thể thay hạt rau mùi bằng lá húng chó. Nhai 5 đến 6 lá húng rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày uống 5 - 6 lần.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng nước khế chua

Lấy 2 - 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc. Chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng cỏ mực (nhọ nồi)

Lấy lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt rồi hòa với ít mật ong Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Có thể thay thế lá nhọ nồi bằng rau ngótrau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng tương tự như khi dùng cỏ nhọ nồi (cỏ mực).

Phòng chống bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng:

– Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm proteinvitamin như C, B1, B2…

– Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt hạt tiêu…

– Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật