5 bài thuốc trị sỏi mật có thể tham khảo và áp dụng khi cần

Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Điều trị sỏi mật, Đông y gọi là "Bài thạch". Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối loạn tiêu hóa, da sạm.

Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.

Bài 2: Lá và cây cối xay 20g kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm thông mật bài thạch giảm đau

Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng".

Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.

Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.

Bài 3 (trà dược): kim tiền thảo nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng bạch mao căn cỏ mần trầu rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan gan nhiễm mỡ nên dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật