Sơn đậu căn là thuốc gì? Thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh

Sơn đậu căn là thuốc gì?

Sơn đậu căn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh cảm sốt do viêm đường hô hấp viêm amidan…

Tên khoa học: Pophora subprosrlata.

Nguyên liệu:

Rễ của cây sơn đậu căn. Rễ to bằng ngón tay cái, xám nâu, trong trắng, vị rất đắng, không mốc mọt là tốt. Hay nhầm với rễ cây đậu căn (Cajanus indicus spreng, họ đậu).

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học: Chứa alcaloid flavonoid matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin. Ngoài ra còn có pterocarpin, sophoranon…

Sơn đậu căn giúp thanh nhiệt, giải độc

Sơn đậu căn giúp thanh nhiệt, giải độc

Tác dụng của sơn đậu căn

Theo đông y

Tính vị – quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và đại trường.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả tâm hỏa, trừ phong nhiệt.

Dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp viêm amidan viêm họng các bệnh mụn nhọt đặc biệt nhọt độc phù thũng răng lợi sưng đau còn dùng trị kiết lỵ dùng ngoài trị côn trùng, rắn, rết cắn.

Ở Thái Lan và Việt Nam, nước sắc lá dùng uống để làm cho dễ sinh đẻ.

Ở Malaixia, người ta dùng hạt có vị đắng làm thuốc trị các bệnh về ngực và như là thuốc chống độc và bổ.

Ở Inđônêxia, cây được dùng làm thuốc diệt côn trùng.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng trị viêm ruột tiêu chảy đầy bụng đau dạ dày đau hầu họng.

Lưu ý

Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật