Thuốc nào giảm nguy cơ vô sinh khi hóa trị ung thư?

Thêm thuốc goserelin vào quá trình hóa trị có thể giảm nguy cơ bị mãn kinh sớm và vô sinh ở phụ nữ ung thư vú giai đoạn sớm.

Theo bà Albain, tác dụng phụ của hóa trị ung thư vú có thể khiến bệnh nhân nữ bước vào quá trình mãn kinh sớm và vô sinh đột ngột, để lại cho họ nhiều nỗi đau tinh thần Một chuyên gia khác trong lĩnh vực này là bác sĩ George Raptis cho biết, trong nhiều thập kỷ qua, y học đã ứng dụng phương pháp hóa trị nhằm đem lại sự sống cho bệnh nhân nữ bị ung thư vú cũng như ngăn ngừa khối u di căn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trẻ sau điều trị lại phải đối diện với hệ lụy mất khả năng sinh sản

Điều trị ung thư khiến phụ nữ lo lắng và e ngại về việc mất khả năng sinh con (Ảnh minh họa: Internet)

Điều trị ung thư khiến phụ nữ lo lắng và e ngại về việc mất khả năng sinh con (Ảnh minh họa: Internet)

Trong nghiên cứu này, nhóm của bà Albain đã theo dõi 257 trường hợp phụ nữ trẻ trước 50 tuổi chưa mãn kinh có chẩn đoán xác định ung thư vú giai đoạn sớm. Số bệnh nhân này được ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm, một nhóm chỉ điều trị hoá trị ung thư, nhóm còn lại kết hợp hóa trị với thuốc goserelin (Zoladex).

Sau 2 năm nghiên cứu, 22% phụ nữ chỉ điều trị hóa trị đã ngừng hành kinh hoặc giảm tiết estrogen cũng như rụng trứng Trong khi đó ở nhóm có sử dụng thêm goserelin, biểu hiện này chỉ xuất hiện ở 8% trường hợp. Tỷ lệ mang thai cũng tăng trên nhóm có sử dụng goserelin, 22% so với chỉ 11% ở nhóm không sử dụng goserelin.

Bà Albain giải thích thêm, goserelin có công dụng bảo vệ khả năng thụ thai bằng cơ chế làm cho buồng trứng tạm thời ngừng hoạt động trong quá trình hóa trị, do vậy làm giảm tác dụng của thuốc hóa trị lên cơ quan này. Sau khi ngừng hóa trị buồng trứng sẽ phục hồi và tái hoạt động, giúp cho bệnh nhân có cơ hội duy trì khả năng sinh sản của mình.

Nghiên cứu mới mở ra hi vọng cho phụ nữ bị ung thư (Ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu mới mở ra hi vọng cho phụ nữ bị ung thư (Ảnh minh họa: Internet)

Xét về độ an toàn và hiệu quả điều trị ung thư nghiên cứu cũng cho thấy goserelin an toàn và thậm chí có thể cải thiện tỷ lệ sống còn. Sau 4 năm, 89% bệnh nhân hóa trị kèm goserelin không có biểu hiện hay triệu chứng của ung thư tái phát, tỷ lệ này ở nhóm hóa trị đơn thuần chỉ khoảng 78%. Tỷ lệ sống còn cũng cải thiện, 92% trên nhóm có sử dụng goserelin so với 82% ở nhóm hóa trị bình thường.

Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tiến hành trên những bệnh nhân ung thư vú dạng không có thụ thể estrogenprogesterone do vậy chưa thể đánh giá hiệu quả của thuốc trên nhóm có thụ thể này. Tuy nhiên, ông Raptis nhấn mạnh, nghiên cứu có thể ứng dụng để thay đổi trong điều trị lâm sàng, giúp cho rất nhiều bệnh nhân nữ trẻ không chỉ cải thiện sống còn mà thay đổi chất lượng cuộc sống sau này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật