Cây chàm mèo - Cây thuốc quý có tác dụng chữa trị ung thư

1. Cây Chàm mèo

Tên thường gọi: Chàm mèo

Tên khác: Chàm lá to

Tên tiếng Anh cây chàm mèo là: The Rum, Assam Indigo

Tên khoa học: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze.

Tên đồng nghĩa: Strobilanthes flaccidifolius Nees

Thuộc họ Ô rô - Acanthaceae

Chàm mèo không chỉ nhuộm vải mà còn là cây thuốc quý

Chàm mèo không chỉ nhuộm vải mà còn là cây thuốc quý

Mô tả

Cây nhỏ sống lâu năm, cao 40-80cm, thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, thường mềm ỉu, hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 10-13cm, gân phụ 6-7 cặp, mép có răng hay khía tai bèo, các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp thành bông ít hoa, các bông này lại xếp thành chuỳ, lá bắc hình lá, nhẵn, lá bắc con hình sợi, đài cao 1cm, các lá đài nhọn, tràng hoa màu lam đến tím, cuống dài 3-3,5cm, phía trên loe ra, có 5 thuỳ bằng nhau, bầu không có lông. Quả nang dài, không lông.

Mùa hoa quả từ tháng 11 đến tháng 2.

Bộ phận dùng

Lá được chế biến khô, thân rễ và rễ chàm mèo.

Nơi sống và thu hái

Cây chàm mèo mọc hoang ở các thung lũng ẩm ướt, các núi đá và được trồng lấy cành lá để nhuộm vải màu xanh chàm. Ở hầu hết các tỉnh vùng cao ở miền Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn đều có trồng chàm mèo trong các vườn gia đình hay trên nương rẫy gần nguồn nước, ở miền Nam cũng có trồng ở Bình Định.

Người ta trồng chàm mèo vào tháng 3-4. Sau khi trồng được 6 tháng đã có thể thu hái lá. Dùng lá tươi để chế bột chàm, lá tươi ngâm nước ở 30°C trong 12 giờ cho lên men. Lọc men, kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4-5 giờ. Lọc gạn lấy bột chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi ở nơi khô mát đến khô. Bột chàm tốt phải chứa 60-70% indigotin.

Có thể chế lá chàm khô thành dạng bột bằng cách ngâm lá chàm mèo vào vại nước cho đến khi nẫu nát, vớt bỏ bã lá, kiềm hóa bằng một ít vôi cục, quấy đều, vớt lấy bọt chàm nổi lên trên mặt, phơi khô trong bóng râm, nghiền nhỏ để dùng. Rễ thu hoạch sau khi hái lá một thời gian, rễ được đào lên, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá chàm mèo chứa 0,4-1% indican. Khi thuỷ phân, indican sản sinh ra indoxyl và glucose Khi bị oxy hoá, indoxyl tạo thành indigotin. Indigotin có màu xanh lam sẫm. 

Nghiên cứu mới cho thấy Chàm mèo tốt cho điều trị ung thư bạch hầu

Nghiên cứu mới cho thấy Chàm mèo tốt cho điều trị ung thư bạch hầu

2. Tính vị, tác dụng của chàm mèo

Chàm mèo và lá chàm mèo khô có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc mát máu, tiêu ban mẩn, lương huyết dùng chữa các chứng bệnh cấp tính: Sốt cao nhức đầu miệng khát phát ban chảy máu cam lỵ mụn nhọt độc, mẩn ngứa, viêm họng nhiễm khuẩn huyết viêm amidan viêm đường hô hấp sưng viêm và cầm máu  

Nghiên cứu gần đây cho thấy chàm mèo có tác dụng tốt trong việc chữa trị ung thư bạch cầu do có chứa indirubin. Rễ chàm mèo còn dùng chữa viêm não truyền nhiễm viêm não B thương hàn quai bị

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật