Bệnh chàm khô - Một trong những thể bệnh chàm thường gặp
Bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô
Cũng như những thể bệnh chàm khác nguyên nhân gây bệnh chàm khô là do cơ địa tiếp xúc với các dị nguyên và do di truyền Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông lạnh, khi thời tiết khô hanh, độ ẩm và áp suất không khí xuống thấp khiến da dẻ bị khô ráp, nứt nẻ. Đặc biệt, khi bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất như xà phòng có tính kiềm mạnh, các chất tẩy rửa... thì các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh chàm khô hay còn được gọi là bệnh á sừng
Triệu chứng của bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô được biểu hiện bởi tình trạng da khô nứt nẻ, thô ráp, bong tróc, rướm máu ở lòng bàn tay bàn chân. Các triệu chứng cụ thể của bệnh chàm khô như sau:
ngứa da nổi phù: Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa da, cào gãi gây tổn thương da và gây nổi phù.
+ Nổi mụn nước: Sau khi da nổi phù, các mụn nước xuất hiện từ 2 - 3 ngày và có thể tự vỡ hoặc bị tác động và vỡ ra. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo thành các mảng da dày có màu vàng, rất dễ bị bội nhiễm viêm loét.
+ Bong tróc da: Sau khi tổn thương khô lại sẽ tạo thành lớp da chết, khô và dễ bong tróc thành từng mảng. Lớp da mới sẽ tự bong vẩy trắng, khiến da trở nên khô sần. Nếu mụn nước không xuất hiện lại thì vùng da này sẽ trở lại bình thường và ít khi để lại sẹo nếu không bị bội nhiễm.
Ngứa da, nổi phù là biểu hiện đầu tiên của bệnh
Và cũng có thể chia quá trình phát triển của bệnh chàm khô thành 2 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu tiên khi bệnh mới vừa xuất hiện, các triệu chứng chàm khô ở giai đoạn này khá nhẹ, da chỉ bị nổi ban hồng phù nề và có tiết dịch, hơi đau rát.
Giai đoạn mãn tính: bệnh chàm khô ở giai đoạn này đã nhiễm khuẩn khá nặng, vùng da tổn thương bị sừng hóa nên khô ráp, nứt nẻ dễ chảy máu gây ngứa ngáy vô cùng khiến bệnh nhân không thể chịu nổi. Việc sử dụng thuốc làm mềm da và chống khô da trong giai đoạn này là điều cần thiết.
Ở giai đoạn mãn tính bệnh chàm khô sừng hóa da trở nên thô ráp
Và để phòng bệnh chàm khô, mọi người nên:
+ Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt là vào mùa lạnh.
+ Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có độ ẩm cao, có độ kiềm thấp và không chứa các thành phần kích ứng da
+ Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bàn tay và bàn chân để đảm bảo da không bị khô, bong tróc, tạo điều kiện cho bệnh chàm khô xuất hiện.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm khô mà bạn nên lưu ý. Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh chàm khô như trên, bạn cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:03 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023