Đến bao giờ mới có thuốc chữa đề kháng kháng sinh?
Có hai loại đề kháng kháng sinh:
Đề kháng tự nhiên: Là thuộc tính di truyền của vi khuẩn. Tất cả vi khuẩn của một chủng nào đó đều có khả năng đề kháng với một hay một vài kháng sinh nhất định, do đặc điểm cấu tạo hay do khả năng biến dưỡng của nó. Chẳng hạn khuẩn Streptococcus đề kháng tự nhiên với phân nhóm kháng sinh aminoglycosid do thành của vi khuẩn này không cho kháng sinh đi qua.
Đề kháng tiếp nhận: Bình thường vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với kháng sinh nhưng vì một lý do nào đó như tia xạ hóa chất gây đột biến nhiễm sắc thể làm vi khuẩn không còn nhạy cảm với kháng sinh đó nữa. Loại này ít xảy ra và mang tính tự phát. Hoặc do vi khuẩn tiếp nhận gen đề kháng kháng sinh từ bên ngoài bởi thể thực khuẩn (phage) hay do sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với nhau.
Cách vi khuẩn đề kháng với kháng sinh
Để thực hiện được vai trò khống chế vi khuẩn của mình, kháng sinh cần phải tìm mọi cách gắn dính vào vi khuẩn qua một điểm gắn đặc hiệu gọi là thụ thể, tạo thành liên kết vi khuẩn - kháng sinh, rồi luồn lách để lọt qua hàng phòng vệ vững chắc thành tế bào vi khuẩn, và quan trọng bậc nhất là kháng sinh đó không bị phân hủy bởi các men do vi khuẩn tiết ra hay do các phản ứng sinh hóa của chính cơ thể người dùng thuốc
Vi khuẩn đã tạo ra những cách tự vệ để có thể tồn tại, chủ yếu như sau:
- Cách thông thường nhất là phá vỡ cấu trúc, làm mất hoạt tính của kháng sinh. Ví dụ: đối với kháng sinh có vòng beta - lactam, thì vi khuẩn tiết ra men beta - lactamase phá vỡ vòng này làm kháng sinh không còn tác dụng nữa. Để khắc phục hiện tượng này, các hãng sản xuất dược phẩm đã phối hợp một kháng sinh có vòng này với một chất có tác dụng ức chế men beta-lactamase, chẳng hạn như amoxicillin với acid clavulanic (augmentin) hoặc ampicillin với sulbactam (unasyn).
- Làm thay đổi điểm gắn kết khiến kháng sinh không nhận diện được, từ đó kháng sinh bị vô hiệu hóa.
- Giảm tính thấm của thành tế bào, do đó kháng sinh không thể lọt vào bên trong được nên không thể phát huy tác dụng.
Các nguyên nhân dẫn đến đề kháng kháng sinh
Hiện nay, vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Bất cứ bệnh gì từ sốt cao đau đầu đến ho chảy mũi...người bệnh đều tự ý dùng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì và dùng quá thường xuyên, dùng kháng sinh quen thuộc. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác nữa là do sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm khuẩn (nhiễm trùng chéo) dẫn đến tình trạng là có những người bị đề kháng với các kháng sinh mà mình chưa dùng bao giờ, gọi là đề kháng chéo. TS. Nguyễn Văn Kính - Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã từng phát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020: “Không quá khi nói rằng việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống”. Đây là một trong vô vàn nguyên nhân góp vào bức tranh đề kháng kháng sinh ở nước ta.
Và giải pháp
Để giảm tình trạng đề kháng kháng sinh ngày một gia tăng như hiện nay, khi bị nhiễm khuẩn thì phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.
Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng kháng sinh nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian như đã chỉ định, không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.
Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng kháng sinh đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5-7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên kháng sinh rồi thôi!
Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh cổ điển, thông dụng thì sử dụng kháng sinh loại này và tránh dùng kháng sinh loại mới. Những kháng sinh mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:00 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:00 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:08 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:05 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:06 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:04 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:00 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:01 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:04 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:07 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023