Mạn kinh tử - Vị thuốc trị phong nhiệt, đau đầu ít ai biết

Mạn kinh tử còn có tên là mạn kinh thực, quan âm, kinh tử, từ bi biển, đẹn ba lá; là quả chín của cây mạn kinh hay mạn kinh lá đơn (Vitex trifolia L.), thuộc họ cỏ roi ngựa.

Mạn kinh tử chứa tinh dầu flavoid, acid vanilic... Theo Đông y, mạn kinh tử vị đắng cay, tính hơi hàn; vào các kinh can, vị và bàng quang Có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt. Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt đầu thống răng lợi sưng đau phong nhiệt, mắt đỏ sưng... Liều dùng: 4-12g.

Mạn kinh tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Trừ phong, giảm đau:

Bài 1: mạn kinh tử 12g cúc hoa 12g xuyên khung 6g, phòng phong 12g, khương hoạt 6g thạch cao sống 20g, toàn phúc hoa 12g, chỉ xác 8g cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa các chứng nhức đầu do phong nhiệt, váng đầu mờ mắt.

Mạn kinh tử trị cảm phong nhiệt, thiên đầu thống đau đầu do tăng huyết áp

Bài 2: Khương hoạt thắng thấp thang: khương hoạt 8g, độc hoạt 12g, cảo bản 12g, phòng phong 12g xuyên khung 8g, mạn kinh tử 12g cam thảo 5g. Sắc uống. Trị đau đầu do phong thấp

Mát gan sáng mắt: dùng khi phong nhiệt sinh ra mắt đỏ đau nhức.

Bài 1: mạn kinh tử 16g, cúc hoa 12g thảo quyết minh 12g, đương quy 12g đào nhân 8g. Sắc uống.

Bài 2: mạn kinh tử 16g, cúc hoa 12g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, mộc tặc 12g, thuyền thoái 4g. Sắc uống.

Trị thiên đầu thống: mạn kinh tử 10g, cam cúc hoa 8g, xuyên khung 4g tế tân 3g, cam thảo 4g bạch chỉ 3g. Sắc với 600ml nước lấy 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị đau đầu do tăng huyết áp:

Bài 1: linh dương giác 6g câu đằng 12g, tang diệp 12g, bối mẫu 10g, sinh địa 16g, cúc hoa 12g bạch thược 12g, cam thảo 4g, trúc nhự tươi 20g, phục thần 12g, mạn kinh tử 10g, thảo quyết minh 12g. Sắc uống. Trị đau đầu do can dương hóa phong, huyết nhiệt thượng xung.

Bài 2: mạn kinh tử 12g, cúc hoa 12g bạc hà 8g (cho sau), bạch chỉ 8g, câu đằng 16g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Người huyết hư gây đau đầu đau mắt đỏ thì dùng phải cẩn thận

TS. Nguyễn Đức Quang

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật