Những lưu ý khi dùng thuốc chống acid đối với người bệnh suy tim, tăng huyết áp

Thuốc chống acid không làm giảm lượng acid chlohydric tiết ra và việc tăng độ pH (kiềm hóa) trong dạ dày lại kích thích tiết thêm acid và pepsin.

Thuốc chống acid là những hợp chất có tính base, có tác dụng trung hoà acid chlohydric trong dịch vị Dùng để điều trị triệu chứng tăng acid trong dạ dày như: loạn tiêu hoá acid, trào ngược dạ dày-thực quản loét dạ dày

Thuốc chống acid không làm giảm lượng acid chlohydric tiết ra và việc tăng độ pH (kiềm hóa) trong dạ dày lại kích thích tiết thêm acid và pepsin Nhưng sự tăng tiết này không nhiều và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, trừ trường hợp uống calci carbonat liều cao.

Nên uống thuốc vào giữa hai bữa ăn và khi đi ngủ, khi có các triệu chứng. Việc còn thức ăn trong dạ dày làm kéo dài tác dụng trung hoà.

Nhiều nhà chuyên môn tính ra khả năng trung hoà acid thành mmol và mEq cho một liều thuốc, nhưng khả năng trung hoà và hiệu quả không có tương quan đồng biến. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng chế phẩm (thuốc nước hiệu quả hơn thuốc rắn) và thời gian tác dụng (các thuốc tương đối ít tan tác dụng lâu hơn).

Muối nhôm hay gây táo bón làm chậm vận chuyển thức ăn, muối magiê có tác dụng ngược lại nên kết hợp hai thứ thuốc này sẽ làm giảm các tác dụng không mong muốn. Kết hợp các thuốc có tác dụng chậm như nhôm hydroxid với một chất có tác dụng nhanh như magiê hydroxid làm cho tác dụng thể hiện nhanh và kéo dài. Nhưng phức chất chứa cả nhôm và magiê đã được sử dụng như hydrotalcit, magaldrat...

Một số thuốc khác có thể kể đến simethicon có tác dụng khử bọt làm giảm khí sinh ra trong dạ dày, alginat có tác dụng ngăn chặn trào ngược dạ dày-thực quản.

Calci carbonat và natri bicarbonat có tác dụng nhanh, nhưng có nhược điểm: calci carbonat dành riêng cho điều trị ngắn hạn, do bệnh dễ bùng phát lại (sự tiết acid và nhiễm kiềm chuyển hoá) trong khi đó natri bicarbonat lại hấp thu được nhưng chống chỉ định đối với những bệnh nhân cần kiểm soát khẩu phần natri (như suy tim tăng huyết áp suy thậngan hay mang thai).

Các thuốc chống acid có tương tác với nhiều thuốc khác, làm thay đổi pH ở dạ dày nước tiểu làm ảnh hưởng đến tốc độ, lượng hấp thu, cả sự đào thải qua thận, độ tan của nhiều thuốc. Các hợp chất của nhôm có tác dụng hấp thu nhiều thuốc khác, tạo thành các phức hợp không tan và không hấp thu được.

Còn có thể có các cơ chế khác cho mỗi trường hợp cụ thể. Các thuốc mà độ hấp thu hay sinh khả dụng của chúng bị thay đổi đáng kể khi dùng đồng thời các thuốc chống acid gồm có: các thuốc kháng khuẩn như ethambutol, isoniazid, nitrofurantoin, quinolon, tetracyclin; các benzodiazepin; các corticosteroid, fluorisd, sắt indomethacin ketoconazol, phenothiazin, phenytoin, phosphat, ranitidin, theophyllin, valproat và vitamin A.

Sự tương tác giảm rất nhiều nếu dùng thuốc chống acid và thuốc khác cách nhau 2-3 giờ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật