Theo từng độ tuổi phụ nữ cần làm gì để chăm sóc ngực?

Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định sự đầy đặn của khuôn ngực, cũng như những rủi ro liên quan đến ung thư (UT) vú, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau để có những can thiệp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Độ tuổi 20

Tình trạng: Đây là lứa tuổi đẹp nhất của hình thể. Bạn sẽ sở hữu bầu ngực căng tròn, trẻ trung hấp dẫn. Ở độ tuổi 20, mỡ ngực ở mức thấp hơn so với tỷ lệ mô tuyến, trong khi các mô liên kết (còn gọi là dây chằng Cooper) nhiều, giữ hình dáng khuôn ngực săn chắc.

Bạn cần nâng đỡ các mô liên kết bằng cách chọn áo ngực đúng (không nên mặc áo quá chật hoặc quá rộng) để hỗ trợ nâng ngực. Cần chọn áo ngực phù hợp khi luyện tập thể thao hay vận động. Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ vitamin C là rất cần thiết.

Nguy cơ: Có khoảng 13% phụ nữ có khả năng bị bướu sợi tuyến Đó là một khối u nhỏ khoảng từ 1-2cm, nhưng đều lành tính. Đặc biệt khoảng 50% khối lượng của những khối u ấy sẽ giảm trong thời kỳ mãn kinh.

Điều cần làm: Tiến sĩ Marisa Weiss, người sáng lập trang Breastcancer.org cho rằng, hãy tự lên lịch kiểm tra bầu ngực của mình mỗi tháng để kịp thời phát hiện các thay đổi của chúng. Theo đó, tự kiểm tra bầu ngực đều đặn ngay sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt đồng thời khám ngực định kỳ mỗi năm một lần.

Khả năng mắc UT vú: 1/1.681.

Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định sự đầy đặn của khuôn ngực

Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định sự đầy đặn của khuôn ngực

Độ tuổi 30

Tình trạng: Bạn bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sản nên hình dáng ngực có nhiều thay đổi. Đặc biệt sau khi sinh, bầu ngực sẽ to hơn so với trước đó, da bạn bị kéo căng sau thời gian cho con bú. Ngực có những vết rạn, khả năng bị chảy xệ rất cao. Nên chọn áo ngực có gọng để hỗ trợ nâng ngực tối đa.

Nguy cơ: Có khoảng 1/3 số phụ nữ cho con bú bị viêm vú, gây ra những cục u đỏ và có các triệu chứng như nhiễm cúm. Tuy nhiên, bệnh sẽ khỏi khi sử dụng thuốc kháng sinh

Điều cần làm: Nếu trong gia đình nhất là mẹ hoặc chị bạn đã từng bị UT vú thì bạn sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Vì thế, bạn nên đi chụp Xquang tuyến vú mỗi năm một lần để phát hiện sớm. Ngoài ra, bạn nên tự kiểm tra ngực một tháng/lần.

Khả năng mắc UT vú: 1/232. 

Độ tuổi 40

Tình trạng: Các thùy hoặc các tuyến sản xuất sữa bắt đầu co lại và gây chảy xệ, điều này có thể xảy ra ngay cả với những người chưa bao giờ sinh nở hay cho con bú. Áo ngực sẽ hỗ trợ một phần để khắc phục sự chảy xệ, tuy nhiên chỉ phẫu thuật nâng ngực mới có thể cải thiện được vấn đề.

Nguy cơ: Giai đoạn cơ thể bạn bắt đầu bước vào tiền mãn kinh cơ thể không giải phóng nhiều estrogen hơn trước khi rụng trứng Thời kỳ này nội tiết tố có khả năng thúc đẩy sự phát triển của những u nang chứa dịch lỏng. Những khối u giống quả nho mềm có xu hướng sưng lên ngay trước chu kỳ.

Điều cần làm: Bạn nên chụp Xquang tuyến vú và lặp lại trung bình một năm/lần. Hãy tự kiểm tra thường xuyên mỗi ngày khi tắm rửa.

Khả năng mắc UT vú: 1/69.

Độ tuổi 50

Tình trạng: Sự thiếu hụt kích thích tố estrogen sau mãn kinh có thể làm giảm kích cỡ của vú, khiến ngực dễ bị chảy xệ với tốc độ nhanh chóng.

Nguy cơ: Thường xuyên mặc áo ngực, hay thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ… đều có thể làm tăng nguy cơ UT vú.

Điều cần làm: Thường xuyên khám ngực. Đặc biệt, nếu phát hiện có dấu hiệu lạ ở ngực thì phải lập tức đi khám. Đi bộ hàng ngày để giảm nguy cơ UT vú.

Khả năng mắc UT vú: khoảng 80%.

Mỗi tháng, sau ngày “đèn đỏ”, hãy tự kiểm tra gò bồng đảo của mình từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và từ trước ra sau. Hãy chú ý đến tất cả các dấu hiệu bất thường như các chỗ lồi, lõm phát ban tiết dịch, thay đổi về kích thước hay cảm giác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật