Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do làm việc nhiều với máy tính và ngồi trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ…

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau như do lao động, hoạt động quá sức hay do tuổi già gây nên.

Theo cách hiểu khoa học thì thoái hóa cột sống cổ là hiện tượng các dây chằng dọc cổ bị viêm dày và lắng tụ calci dẫn đến tình trạng hẹp lỗ ra của các rễ thần kinh gây tê đau và mỏi vùng cổ bởi một số nguyên nhân như tuổi già, công việc, sinh hoạt.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Nếu không được trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế.

Để hiểu hơn về quá trình phát triển của bệnh, cần chia thành 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ làm rõ mức độ nguy hiểm của nó.

Giai đoạn thứ nhất: Khi mới mắc bệnh, người bệnh cảm giác vùng cổ bị cứng, khó cử động, khi cúi xuống thấy đau Tiếp đó là đau hơi nhức vùng cổ, đau lan xuống vai đau khớp cổ và vai. Khi nằm thấy khó chịu, không cố định do vai đau nhiều hơn.

Giai đoạn thứ hai: Tình trạng kéo dài vài tháng bắt đầu hiện tượng đau đầu không rõ nguyên nhân, khi cử động cổ bị đau và vướng, đôi khi còn bị vẹo cổ Đáng chú ý hơn, thỉnh thoảng cơn đau kéo dài từ gáy ra tai, rồi lan ra đầu. Gặp những biểu hiện này cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Giai đoạn thứ ba: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ gần một năm bị nhức đầu vùng trán, cơn đau từ gáy xuống bả vai và lan ra một bên cánh tay (thậm chí là cả hai bên cánh tay).

Bàn tay bắt đầu bị tê và mất cảm giác linh hoạt, cần đi chữa ngay để tránh bị liệt. Thỉnh thoảng có triệu chứng nấc cụt nằm xuống hay ngồi dậy bị chóng mặt ngáy, chảy nước mắt.

Đối tượng dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ

Những người độ tuổi từ 40 trở đi, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và việc thoái hóa cột sống là không khó tránh khỏi.

Tất cả độ tuổi lao động như dân văn phòng, người lao động tay chân, những người thường xuyên phải hoạt động vùng cổ như bác sĩ nha khoa, thợ hàn, thợ cắt tóc diễn viên xiếc,…

Người ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng người hút thuốcphụ nữ mang thai…

Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Phương huyệt được chọn gồm một số huyệt như: huyệt á thị, phong trì, kiên tỉnh, hậu khê.

Huyệt á thị: Theo y học cổ tryền, huyệt á thị còn được gọi là thiên ứng huyệt, có vị trí chính là điểm đau của bệnh. Nói như vậy là ở một người bệnh có thể tìm và xác định được vài huyệt á thị. Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Khi tìm huyệt cần dùng đầu ngón tay day hoặc bấm nhẹ nhàng để phát hiện điểm đau cho chính xác. Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1-2 phút.

Bấm huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức - đòn - chũm và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1-2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.

Bấm huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1-2 phút (huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay).

Bấm huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 (phía sau) của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại).

Chú ý: Khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt, cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh, đây chính là cung phản xạ cảm giác đau ở người bệnh mà khoa học đã chứng minh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật