2 cây hoa đẹp chữa nhiều bệnh hiệu quả mà ít người biết đến

Vào những ngày cuối năm âm lịch, tiết trời se lạnh, người dân ở nhiều nơi háo hức muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hồn của những cánh đồng hoa tam giác mạch ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang, hay thưởng ngoạn cái sắc vàng rực rỡ của hoa cải canh ở một vùng đất bãi ven sông sông Hồng. Từ những thảo dược bình dị như tam giác mạch, như cải canh..., nếu biết vận dụng vào du lịch sinh thái thì những thảo dược này sẽ sinh ra những “lợi kép” cho những người nông dân địa phương.

Cây tam giác mạch hay còn gọi là mạch ba góc (Fagopyrum sagitratum Gilib.), họ nghể (Polygonaceae). Ở Việt Nam, tam giác mạch mọc phổ biến ở vùng núi, phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng...

Tam giác mạch là cây thảo, cao khoảng 0,5-1,5m. Thân nhẵn, màu lục hoặc màu đỏ tía. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, hình tam giác. Vì thế mà cây mang tên “tam giác” hay “ba góc” lại cho hạt làm lương thực nên gọi là “mạch”.

Cháo tam giác mạch rất tốt cho người viêm ruột, lị, đường ruột bị tích trệ.

Cháo tam giác mạch rất tốt cho người viêm ruột, lị, đường ruột bị tích trệ.

Tam giác mạch chứa hợp chất rutinosid (7,92% trong lá, 4,5% trong hoa và 1,4% trong thân cây); còn có các chất quercetin, hyperin, tanin... Rutin làm giảm tính thấm của mạch máu làm bền các mao mạch, hạ huyết áp phòng các tai biến về mạch máu.

Theo Đông y, tam giác mạch có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh tỳ, vị và đại tràng Có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ khí, tiêu tích.

Lá non tam giác mạch ăn sống hoặc nấu canh rất ngon và còn giúp cải thiện sức nhìn của mắt, sức nghe của tai. Hạt tam giác mạch có thể xay ra lấy bột làm bánh hoặc để nấu rượu để chăn nuôi gia súc. Lá, thân và hoa là dược liệu chứa rutin, có thể dùng trong các bệnh xơ vữa mạch máu xuất huyết tăng huyết áp Có thể dùng từ 8-10g (lá), 12g (hoa) hãm hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày. Để chữa các bệnh viêm ruột lỵ, đường ruột bị tích trệ, dùng 10-15g nhân hạt tam giác mạch, sao vàng, nấu cháo ăn.

Cải canh hay còn gọi là cải bẹ xanh vừa làm rau ăn vừa làm thuốc Hiện nay, cải canh còn có giá trị làm cảnh quan cho vùng du lịch sinh thái.

Hạt cải canh chứa tinh dầu cho mùi đặc trưng của họ cải, còn gọi là tinh dầu mù tạt

Theo Y học cổ truyền, hạt cải canh có vị cay, tính ấm, quy kinh phế. Có tác dụng ôn phế, trừ đàm hàn giảm đau tiêu thũng, tán kết thông kinh lạc, hành khí, lợi khí. Dùng trị ho hàn, nhiều đờm khó thở sườn ngực trướng tức xương khớpđau Ngày dùng 3 - 9g bằng cách sắc hoặc thuốc bột. Cải canh được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Trị ho đờm: hạt cải canh, quả tía tô đồng lượng 6 - 9g, sắc uống hoặc làm thuốc bột. Trị các chứng ho đờm kéo dài, ho nhiều đờm mà loãng hen suyễn đặc biệt ho, hen của người cao tuổi.

Trị mụn nhọt sưng đau, đau họng: hạt cải canh 9g sao qua, nghiền mịn, thêm chút nước, quấy đều tạo thành dạng hồ nhão, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào nơi sưng đau nếu đau họng thì bôi quanh vùng ngoài yết hầu, với nhọt bọc hoặc viêm hạch lâm ba thì cũng bôi ở vùng đau, làm nhiều lần trong ngày.

Trị đau đầu: hạt cải canh tán mịn, mặt khác lấy 10g gừng tươi rửa sạch, thái phiến, giã nát, vắt lấy nước cốt. Đem bột hạt cải canh trộn đều với nước gừng rồi bôi vào vùng gáy, vùng chẩm, hai thái dương và đỉnh đầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật