Bài thuốc quý chữa tiểu đường hiệu quả ở trên cây ổi!

Nhiều người không biết rằng các bộ phận của cây ổi như cành, lá, thân, rễ... đều dùng để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả.

Ổi là loại cây ăn quả dân dã, rẻ tiền có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Mỹ nhưng rất quen thuộc ở Việt Nam. Ở nhiều vùng quê, ổi là thứ cây thường trồng ở sau nhà. Người ta không trồng ổi trước nhà vì trên cây hay có sâu róm.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.

Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính) viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết tiêu khát (tiểu đường)...

1. Tác dụng của ổi trong điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của ổi đã được ghi nhận tại một nghiên cứu của Hàn Quốc, trong đó cho thấy hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B của dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Ngoài ra quả ổi tươi có chứa một lượng cao các chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan có thể giúp người bị bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn.

Nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy lá ổi và quả ổi đều có tác dụng hạ đường huyết.

Quả ổi thơm ngon, giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Quả ổi thơm ngon, giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Trong cuốn 'Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại' có trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu về tác dụng của ổi với bệnh tiểu đường trong phòng thí nghiệm như sau:

- Cho thỏ uống nước ép trái ổi ở liều 25g/kg huyết áp ở thỏ bình thường hạ xuống 19%, ở thỏ mắc bệnh tiểu đường hạ xuống 25%. Tác dụng của nước ép trái ổi đạt mức tối đa 4h sau khi uống, sau 24h thì đường huyết khôi phục lại trạng thái ban đầu.

- Các hợp chất flavonoid trong lá ổi có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng đối với chuột bị đái tháo đường do alloxan. Hiệu suất hạ đường huyết sau 2h là 30%, 4h là 46%, 6h là 57%.

Hợp chất này cũng có tác dụng hạ đường huyết với chuột bình thường.

Nguyên lý hạ đường huyết của lá ổi là ngoài tác dụng nâng cao hiệu suất lợi dụng đường glucose của các tổ chức ngoại vi, còn có tác dụng trực tiếp xúc tiến sự kết hợp của insulin với thụ thể đặc hiệu, nâng cao độ mẫn cảm của insulin

- Đối với người bệnh tiểu đường mỗi ngày có thể ăn từ 50 - 100g trái ổi chín hoặc ép lấy nước trái ổi để uống. Vào những mùa không có quả ổi thì có thể dùng 4 - 8g lá ổi khô hoặc 15 - 20g lá ổi tươi sắc nước uống thay trà hàng ngày.

Nhiều bộ phận của cây ổi còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa: Internet)

Nhiều bộ phận của cây ổi còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa: Internet)

2. Những bài thuốc dùng ổi trị bệnh tiểu đường

- Dùng 100g lá ổi non nấu nước uống hàng ngày.

- Lá ổi non 50g, lá sa kê 100g, quả đậu bắp tươi 100g, nấu nước uống cả ngày.

- Lá ổi 30g sắc nước uống thay trà.

- Lá ổi 15g bạch quả 15g râu ngô 30g sắc uống hàng ngày.

- Quả ổi tươi ép lấy nước uống mỗi lần 30ml, ngày 2 lần.

- Lá ổi, lá dây thìa canh mỗi loại 15g, sắc uống.

3. Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường

- Tuy ổi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng vỏ quả ổi có thể làm tăng lượng đường trong máu nên khi ăn nhớ gọt bỏ vỏ.

- Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật