Bệnh lý nam khoa: Nam giới và nỗi sợ xuất tinh máu
Tiết lộ những bệnh nam khoa thường gặp ở các quý ông
Mách nhỏ các bạn tự phát hiện sớm ung thư tinh hoàn không khó
Xuất tinh máu được định nghĩa là có máu trong tinh dịch. Có thể không đáng ngại khi thấy có chút máu trong tinh dịch sau khi xuất tinh, nhưng lại gây lo lắng cho người bị.
Một số trường hợp, bệnh nhân tiểu ra máu 1-2 đợt ngay sau lần quan hệ trước đó cũng có thể được coi như xuất tinh máu. Tỷ lệ bệnh nhân bị xuất tinh máu không rõ. Nó có thể thoáng qua rồi tự hết, nhưng thường sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của một vài bệnh lý về niệu khoa - nam khoa cần quan tâm.
Máu chảy từ đâu?
Có thể máu trong tinh dịch chảy từ túi tinh. Đây là hai cơ quan nhỏ có hình túi bằng ngón út nằm sau bàng quang và tuyến tiền liệt thuộc các cơ quan phụ của hệ sinh dục nam giới giữ nhiệm vụ tạo và lưu trữ tinh dịch. Cơ quan này được nhìn thấy dễ nhất nhờ siêu âm.
Hai túi tinh này sẽ nối với hệ thống đường dẫn tinh và qua hệ thông ống phóng tinh để đổ vào niệu đạo sau qua một cổng (gọi là ụ núi). Bất kỳ vị trí nào của máu chảy (xuất huyết) dọc theo con đường này đều dẫn đến hiện tượng xuất tinh máu.
Thực sự nhận ra xuất tinh máu tương đối khó vì quá trình xuất tinh được bắn vào âm đạo, nên có khi bệnh nhân hoàn toàn không biết. Đôi khi, vì sử dụng bao cao su thấy có màu sắc khác thường trong bao, người trong cuộc mới có thể ghi nhận mình bị xuất tinh máu.
Xuất tinh máu có thể xảy ra bất kể tuổi nào. Với bệnh nhân dưới 40 tuổi, khả năng xuất tinh máu do lành tính cao. Những người lớn tuổi hơn phải được khảo sát kỹ các yếu tố ác tính để loại trừ. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh sử của bệnh nhân để loại trừ các nguyên nhân khác như chấn thương (bị va đập, ma sát mạnh gây rách da niêm mạc đường tiểu, quy đầu, đứt dây thắng…), nhiễm trùng, rối loạn đông máu.
Khi đi khám vì xuất tinh máu, bạn sẽ được bác sĩ khám kỹ dương vật để xác định liệu có phải chảy máu từ quy đầu, chứ không phải do xuất tinh; khám trên ống dẫn tinh xem liệu bệnh nhân có bị mất ống dẫn tinh do bẩm sinh; ống dẫn tinh có bị viêm nhiễm hay tạo các nốt cục? Các hạch vùng này có bị lớn do ung thư từ bàng quang tuyến tiền liệt dương vật hay không? Nếu cần bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng để xem có khối u gì vùng trực tràng, tuyến tiền liệt gây chèn ép và xâm lấn vào túi tinh hay không (việc này rất cần thiết nếu bệnh nhân trên 50 tuổi).
Xuất tinh máu thường do viêm nhiễm túi tinh hoặc tuyến tiền liệt. Quá trình có thể tự hết trong 1-2 tháng. Nếu vẫn còn xảy ra tình trạng này sau đó, hoặc xuất hiện xuất tinh máu với mật độ cao và mức độ nặng dần (ra toàn máu đỏ), bạn không nên chần chừ việc gặp bác sĩ để quyết định điều trị sớm.
Những trường hợp xuất tinh máu sau sinh thiết tuyến tiền liệt thường tự ổn sau 2-3 lần xuất tinh sau đó (ngả dần màu từ đỏ sang nâu dần và trắng). Một số trường hợp xuất tinh máu có kèm vôi hóa tuyến tiền liệt Một số bệnh nhân được cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt cũng ghi nhận có vài lần xuất tinh ra máu thường tự khỏi.
Viêm niệu đạo kéo dài cũng là một tác nhân gây xuất tinh ra máu cần lưu tâm, đặc biệt là bệnh nhân trẻ. Nang niệu đạo po líp niệu đạo hẹp niệu đạo sùi mào gà niệu đạo… cũng là những tác nhân được ghi nhận.
Có khoảng 40% tác nhân là do nhiễm trùng vào hệ tiết niệu sinh dục gây nên xuất tinh ra máu: nhiễm lao, HIV, Cytomegalovirus, Herpes Simplex virus Chlamydia trachomatis, Enterococcus feacalis, Ureaplasma urealyticum… Cấy tìm các vi khuẩn là tác nhân gây bệnh trong tinh dịch là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng với các trường hợp này.
Bệnh nhân có rối loạn đông máu có tiền sử gia đình liên quan đến máu khó đông hoặc bệnh lý máu khác cũng cần được lưu ý và báo cho bác sĩ các bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát được, tăng creatininen, tiểu đạm mức độ nặng và bệnh lý tổn thương mạch máu thận cũng có thể gây xuất tinh máu.
Siêu âm trực tràng, cộng hưởng từ và CT là những công cụ giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Thử PSA trong máu và kiểm tra các chức năng đông máu là việc làm cần thiết.
Điều trị như thế nào?
Bệnh nhân nên hiểu rõ để đừng quá căng thẳng khi phải đối mặt với tình trạng ra máu sau khi quan hệ, bởi điều này có thể tạo ra sự sợ hãi mỗi lần nghĩ đến việc ‘yêu’.
Khi xuất tinh máu do các bệnh lý ác tính, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, bạn đừng tự điều trị cho mình. Những trường hợp đặc biệt này cần những lời khuyên và đánh giá thật kỹ, theo dõi sát sao, điều trị đủ liều và đủ thời gian mới dễ dàng khống chế bệnh. Hãy tìm bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị xuất tinh máu để được quyết định đúng thời điểm cần thiết.
Một số trường hợp xuất tinh máu cần thiết phải can thiệp phẫu thuật như đốt cầm máu hậu phẫu cắt đốt nội soi ụ núi, tuyến tiền liệt gây xuất huyết nội soi ụ núi do sỏi ụ núi gây xuất huyết…
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:03 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:03 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:04 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:09 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:05 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:03 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:01 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:07 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:00 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:01 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023