Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi, có thể bạn chưa biết

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi, cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào,... là những thắc mắc phổ biến của các bậc phụ huynh trong thời điểm thời tiết giao mùa như hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ViCare Home tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ và trả lời những câu hỏi nói trên.

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là từ 3 – 7 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, bé sẽ không có triệu chứng gì. Sau khi nhiễm virus từ 3 – 7 ngày, trẻ bắt đầu có những triệu chứng dưới đây:

Sốt nhẹ mệt mỏi đau họng chán ăn tiêu chảy

Sốt là một biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Sốt là một biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Trên bàn tay bàn chân; bên ngoài và bên trong khoang miệng đầu gối, mông xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ. Sau khoảng 2 – 3 ngày phát bệnh, những vết mẩn đỏ này phát triển thành vết loét khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Sau đó, các vết loét sẽ dần đóng vảy và những dấu hiệu trên sẽ thuyên giảm.

Trả lời câu hỏi “bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi”, các bác sĩ cho biết: Thông thường, trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày tính từ khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Với trẻ bị tay chân miệng cấp độ nặng hơn thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị biến chứng do bệnh tay chân miệng thì sẽ mất rất nhiều thời gian để chữa trị.

Đáng chú ý, ngay cả khi đã khỏi bệnh thì virus gây bệnh tay chân miệng vẫn tồn tại trong đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần. Đồng thời, virus cũng tồn tại trong phân của trẻ bị tay chân miệng từ vài tuần tới vài tháng. Do đó, ngay cả khi bé đã khỏi bệnh, cha mẹ vẫn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và tránh để con em mình tiếp xúc với những trẻ khoẻ mạnh khác để hạn chế lây bệnh.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh vấn đề “bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi”, cách điều trị và chăm sóc bé trong thời gian mắc bệnh cũng là điều được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Bác sĩ Trần Thị Hạnh cho hay, với những bé bị tay chân miệng dạng nhẹ (cấp độ 1, chỉ bị loét miệng và có mụn nước), cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị cho trẻ tại nhà. Cách chăm sóc và điều trị cụ thể như sau:

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cách chăm sóc

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cách chăm sóc

Về dinh dưỡng: Cần cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn dễ tiêu hoá và uống nhiều nước mát. Nên cho trẻ ăn bằng muỗng mềm, không cho trẻ ngậm vú nhựa, không cho trẻ ăn uống đồ có nhiều gia vị hoặc có vị chua để tránh khiến trẻ đau họng.

Về thuốc men: trẻ bị tay chân miệng chỉ được dùng paracetamol để giảm đauhạ sốt cùng các loại thuốc khác do bác sĩ kê. Chú ý bù đủ nước cho bệnh nhi nếu có sốt cao. Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh miệng thường xuyên cho trẻ và bôi những vị trí tổn thương ngoài da để tránh bội nhiễm Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.

Thực hiện vệ sinh thân thể và cách ly: Cần cách ly trẻ bị tay chân miệng với trẻ khoẻ mạnh khác trong nhà, trong lớp học. Người lớn nên mang khẩu trang y tế cho bản thân và bệnh nhi trong quá trình tiếp xúc và chăm sóc trẻ bị bệnh, sau khi tiếp xúc nên dùng xà phòng và nước sạch rửa tay ngay để hạn chế lây lan virus sang trẻ lành.

Qua bài viết bạn đã biết được bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi rồi chứ! Chúc bạn mạnh khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật