Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, vô cùng nguy hiểm nếu chủ quan

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Để nhận biết chính xác căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như dấu hiệu của bệnh.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các vi rút này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế là những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.

 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Với vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên tiếp xúc khu vực công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… bé sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 

6 triệu chứng để nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau:

- Đau nhức cơ bắp đau đầu cứng cổ

- Bồn chồn

- Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình

- Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếngđau họng

- Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà

Đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em, không có phương pháp đặc trị nào. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. hãy giảm sốt cho trẻ và cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh lây lan này. Đây là hỗn hợp của một số loại thuốc uống dưới dạng lỏng, bao gồm thuốc gây tê tại chỗ và diphenhydramine (Benadryl®). Các loại thuốc này sẽ phát huy tác dụng đối với các vết loét ở miệng nhằm giúp giảm đau giảm phản ứng viêm và giúp trẻ nhỏ có thể uống nước được.

Nếu bé bị sốt, bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ. Một số cách mà bạn có thể làm nhằm giảm triệu chứng tay-chân-miệng tại nhà là:

Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này. Nếu bé khó nuốt bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.

Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.

Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.

 

 

Khi nào trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần phải đi khám?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước nào như da khô môi khô giảm cân suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp bù nước thích hợp. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu gặp những vấn đề sau khi phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em:

Nếu con của bạn dưới ba tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn là 38ºC hoặc cao hơn. Trẻ nhỏ sốt cao cần được theo dõi cẩn thận

Nếu con của bạn 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được là 38,5 o C hoặc cao hơn.

Đưa trẻ đến bệnh viện khi bị sốt cao

Đưa trẻ đến bệnh viện khi bị sốt cao

Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần không?

Câu trả lời là có. Con bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh lây nhiễm này dù bé chưa từng bị bệnh này. Cũng như bệnh cảm lạnh và cúm, khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ sản sinh kháng thể chống lại căn bệnh này. Nhưng bệnh truyền nhiễm này là do nhiều virus khác nhau gây ra nên bé hoàn toàn có thể bị bệnh nhiều lần.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật