Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, bạn có biết?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Để trả lời cho câu hỏi bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không hãy tham khảo bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra

Bệnh phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do EV71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em nhất là trẻ nhỏ. Trong bài này chúng tôi đề cập đến cách theo dõi và xử trí cho bệnh nhân bị TCM do EV71.

Bệnh chân tay miệng có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi suy tuần hoàn hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

Sốt cao là biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Sốt cao là biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện

 

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Mặc dù bạn chưa biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không thì bạn vẫn phải phòng ngừa đúng cách để tránh bệnh

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp phòng chống bệnh tay chân miệng

Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

– Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

– Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách điều trị

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách điều trị

Những sai lầm dễ gây biến chứng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ với bé. Dưới đây là một số cách sai lầm thường gặp:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Các chuyên gia cho biết, khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng. Trẻ bị đau vì thế dẫn đến tình trạng bỏ ăn, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu nấm miệng…

Các bệnh có khả năng gia tăng hơn khi cho các cháu vệ sinh răng miệng không đúng cách, bố mẹ làm trượt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng thêm.

 

– Ủ ấm con quá mức

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình trạng nặng hơn.

– Lạm dụng truyền nước

Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lạm dụng truyền dịch cho trẻ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa tiêu chảy sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Trẻ mắc bệnh từ đôi tay của cha mẹ

Khi chăm sóc cho con trẻ, cha mẹ cũng vô tình cũng mang virus gây bệnh. Nhưng người lớn không phát bệnh, vì thế chỉ rửa tay cho trẻ con là chưa đủ, người lớn cũng cần rửa sạch tay vớ i xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

– Cách ly trẻ với trường lớp



Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần cho trẻ cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác gây bùng phát dịch virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng nước bọt chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bạn đã biết được câu trả lời qua bài viết này rồi chứ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật