Bỏng da, viêm da vì đắp tỏi chữa bệnh không đúng cách

Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin và các vitamin A, B, C, D… có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol…và nhiều người còn mách bảo nhau đắp tỏi để chữa và phòng bệnh một số bệnh như: đầy bụng, đắp vào gan bàn chân để chữa ho. Tuy nhiên, đã có trường hợp áp dụng đã phải nhập viện.  Vậy dùng tỏi  như thế nào cho đúng là vô cùng quan trọng.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Tỏi có rất nhiều công dụng, trong đó một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người có tác dụng hạ mỡ máu hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não nhồi máu cơ tim Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày ung thư đại trực tràng ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng

Giảm huyết áp, chống béo phì

Theo Ths. BS.  Hoàng Khánh Toàn – Bệnh viện 108, tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp. Để đạt được điều này có thể sử dụng tỏi dưới các hình thức  như: tỏi tươi tỏi ngâm dấm hoặc ngâm đường, ngâm dấm siro tỏi, trà tỏi…trong đó, tỏi tươi là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Điều đáng lưu ý trà tỏi có công dụng hạ mỡ máu giảm huyết áp, chống béo phì tiêu thực tích cách chế biến như sau: tỏi 15g sơn tra 30g thảo quyết minh 10g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Không lạm dụng

Ths. BS.  Hoàng Khánh Toàn – Bệnh viện 108 cũng lưu ý mỗi ngày người bình thường nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Nếu ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi.  Còn bác sĩ Nguyễn Hữu Trường-Bệnh viện Bạch Mai cho biết; không nên lạm dụng tỏi chữa bệnh, nếu ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Con đối với việc nhiều thông tin cho rằng đắp tỏi tươi, hoặc nướng tỏi đắp có tác dụng chữa bệnh điều này rất nguy hiểm vì đắp trực tiếp lên da, đắp thời gian lâu, số lượng nhiều,…có thể gây rát bỏng viêm da và nổi bọng nước tại chỗ nhất là làn da trẻ em mỏng manh và dễ tổn thương hơn người lớn do vậy các bậc phụ huynh cẩn thận không tự ý đắp tỏi lên da để trị bệnh cho trẻ để tránh gây thêm tổn thương phỏng da lâu lành.

Cần đập dập, nghiền nát tỏi

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai. Do đó, khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để nguyên củ mà cần nhai hoặc nghiền nát và nên ăn sống thì sẽ có nhiều công dụng chữa bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật