Cách đơn giản giúp giảm bớt cơn đau trong những 'ngày đèn đỏ'

Chườm ấm, tập kegel hoặc yoga, mát-xa nhẹ nhàng, uống nhiều nước, dùng thuốc... có thể giảm bớt cơn đau ngày đèn đỏ.

Chứng đau bụng ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu cho nữ giới tuổi dậy thì mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày (học tập, làm việc, vui chơi, thể thao…). Tuy nhiên, do tâm lý e ngại nên nhiều chị em chấp nhận chịu đựng mà không đến xin bác sĩ tư vấn.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà - Bộ môn phụ sản, Đại học Y Dược TP HCM, chứng đau bụng kinh xuất hiện trước hoặc trong ngày nguyệt san, thường gặp ở các bạn nữ tuổi dậy thì. Đau bụng kinh được chia làm 2 dạng: nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu 1-2 năm sau khi phụ nữ có chu kỳ nguyệt san đầu tiên. Cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, thậm chí lan ra hông, lưng. Mức độ nặng hơn có thể dẫn đến nôn mửa Các cơn đau sẽ giảm dần theo tuổi, có thể ngừng hẳn sau khi sinh con lần đầu.

Tuỳ theo cơ địa mỗi người đau có thể kéo dài hoặc nhói từng cơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tử cung co bóp gây áp lực lên các mạch máu tiết ra prostaglandin kích hoạt cơn co thắt tử cung Vị trí tử cung không bình thường (tử cung nằm lùi quá về phía sau, hoặc quá ngả ra phía trước) cũng ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông, gây đau bụng.

Đau bụng kinh thứ phát gây ra bởi các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ Những cơn đau này thường đến sớm, trước chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Nguyên nhân là do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung u nang buồng trứng…, nên phải điều trị bằng phương pháp y khoa.

Cơn đau nguyên phát không nguy hiểm, song là nỗi ám ảnh ở các bạn nữ tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi sinh sản. Cơn đau kéo dài hay nhói lên đều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày (đi lại, học hành, công việc). Không ít trường hợp bạn gái chỉ có thể nằm một chỗ, thậm chí nghỉ học hay không thể đi làm việc vì cơn đau ngày đèn đỏ.

Bác sĩ Thanh Hà gợi ý một số cách giúp ngày đèn đỏ trôi qua nhẹ nhàng. Trước và trong chu kỳ, nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày; ăn các loại rau giàu canxi (bông cải xanh nấm), các món vị chua; tránh thực phẩm lạnh gây kích thích tử cung.

Để giảm cơn đau bụng kinh tạm thời, chị em nên chườm ấm bụng (bằng miếng dán nhiệt, túi chườm chuyên dụng, chai thủy tinh đựng nước ấm), tập kegel hoặc yoga mát-xa nhẹ nhàng. Có thể dùng thuốc giảm đau chứa hoạt chất acid mefenamic diclofenac hay ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể, giúp giảm đau và hạn chế rong kinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật