Dấu hiệu bệnh tay chân miệng, hãy chữa trị ngay nếu có biểu hiện này!

Cũng giống như một số bệnh truyền nhiễm khác bệnh tay chân miệng có những giai đoạn phát triển. Thông thường các biểu hiện sẽ từ nhẹ đến nặng, và việc nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng sớm có vai trò quan trọng để kịp thời có phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng 

Giai đoạn ủ bệnh ở trẻ

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ thường kéo dài 3 đến 7 ngày tùy vào cơ thể từng trẻ. Ngay sau đó người bệnh bắt đầu thấy sốt nhẹ đau đầu tiêu chảy người mệt mỏi Những triệu chứng này xuất hiện trong 1- 2 ngày gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh.

Sốt nhẹ là dấu hiện bệnh tay chân miệng

Sốt nhẹ là dấu hiện bệnh tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường xuất hiện nốt đỏ chứa dịch xuất hiện một vài vùng trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể trẻ.

Giai đoạn bệnh tay chân miệng ở trẻ toàn phát

Đây là thời kì chính của bệnh tay chân miệng mọi biểu hiện đều rất rõ ràng và không còn hoài nghi gì về bệnh. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng xuất hiện và kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Như tên gọi là bệnh tay chân miệng, các nốt ban trong giai đoạn toàn phát chủ yếu tập trung ở các vùng tay, chân và miệng ở trẻ. Ở lòng bàn chân bàn tay đầu gối… xuất hiện các nốt ban màu hồng đỏ bên trong có chứa dịch lỏng, còn gọi là nốt phỏng nước. Những nốt này nổi lên và phồng đỏ trong khoảng 3 đến 7 ngày.

Mặt khác, bên trong và vùng xung quanh miệng có hiện tượng loét, các nốt này tương tự như ở tay, chân mọc ở lợi, lưỡi, khu tiếp giáp 2 môi gây cảm giác đau với trẻ nhỏ sẽ trở nên quấy khóc biếng ăn Ngoài ra trong giai đoạn này người bệnh vẫn có thể sốt, mệt đau họng…

Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng sẽ vô cùng thấy khó chịu quấy khóc và biếng ăn.

Giai đoạn rút bệnh



Theo diễn tiến thông thường của bệnh tay chân miệng ở trẻ em các dấu hiệu bệnh tay chân miệng như sốt tiêu chảy mệt mỏi và nhất là các nốt ban nước sẽ dần biến mất trong vòng 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên với các nốt phỏng nước sau khi vỡ ra và xẹp xuống sẽ để lại thâm sẹo.

Ông bố bà mẹ cần chú ý các nốt thâm do nốt phỏng nước sau khi vỡ sẽ để lại sẹo nên cần nhắc trẻ không tự ý cạy vảy có thể dẫn đến nhiễm trùng viêm mủ lúc đó nốt sẹo sẽ càng lớn hơn.

Tóm lại, dấu hiệu bệnh tay chân miệng có 3 giai đoạn phát triển như trên để chăm sóc phòng tránh bệnh tay chân miệng cho tốt. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật