Giải mã 6 bí mật mới được "khai quật" về ngày rụng trứng của chị em

Bạn có hiểu về cơ thể mình không, biết gì về chu kỳ rụng trứng, câu hỏi này không phải chị em nào cũng có thể trả lời được. Dưới đây là 6 vấn đề phổ biến quanh ngày rụng trứng mà nhiều chị em thắc mắc nhất .

1. Tính ngày rụng trứng

Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì ngày rụng trứng thường được xác đinh là giữa chu kỳ kinh nguyệt nhưng nếu chu kỳ của bạn không đều thì việc tính ngày rụng trứng sẽ khó khăn, hơn nữa thời gian rụng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi sự chi phối cửa hormon mỗi chị em có đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt khác nhau lối sống sinh hoạt khác nhau, do vậy, những ảnh hưởng đến cơ thể và thời gian trứng rụng cũng không giống nhau.

Có một cách đơn giản đó là bạn hãy đánh dấu vào quyển lịch ngày đèn đỏ của mình, đều đặn tháng nào cũng đánh dấu ngày đầu tiêm khi bắt đầu chu kỳ, từ đó bạn sẽ nắm được chu kỳ đèn đỏ là vào ngày nào từ đó bạn sẽ tính được ngày rụng trứng.

2. Trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng

Mỗi người trong mỗi chu kỳ sẽ có một lần rụng trứng nhưng cá biệt có người nhiều hơn một lần, hoặc rụng nhiều lần trong một chu kỳ.

Thời gian rụng trứng phụ thuộc vào các hormone trong cơ thể người phụ nữ Vào thời gian đầu của chu kì kinh nguyệt, cơ thể sản xuất ra một loại hormone sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp.

Sau khi rụng, trứng sẽ "sống" được trong khoảng 12-24 giờ. Trong thời gian này, nếu chị em có quan hệ tình dục và trứng gặp tinh trùng thì có thể sẽ dẫn tới thụ thai.

3. Phương pháp đo thân nhiệt không mang lại kết quả như ý

Nhiều chị em truyền tai nhau phương thức xác định ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt vì trong chu kỳ kinh nguyệt có một ngày thân nhiệt tăng lên 0,3 - 0,5 độ C thì đó là ngày trứng rụng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tương đối. Đúng là thân nhiệt bạn thường tăng lên vào thời điểm rụng trứng nhưng rất ít khi bạn xác định chính xác được thời điểm rụng trứng của mình bởi thân nhiệt của bạn cũng có thể tăng lên bởi các lý do khác, ví dụ như: vận động nhiều, có dấu hiệu sốt... Chính vì vậy, phương pháp kiểm tra thân nhiệt, nhận biết ngày trứng rụng để tính ngày thụ thai hoặc tránh thai thường không mang lại kết quả như ý.

4. Mỗi chị em có khoảng 400.000 quả trứng

Một phụ nữ có khoảng 400.000 trứng trong hai buồng trứng và thông thường chỉ có 1 quả trứng được "phóng thích" khỏi buồng trứng và "gặp gỡ" với tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh Khi rụng, trứng chỉ sống được 12-48 giờ. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và "chờ" để được thụ tinh.

Nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hỏng. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt mới.

5. Bạn có thể đau bụng âm ỉ vào ngày rụng trứng

Trong kì rụng trứng như dịch âm đạo ra nhiều, thân nhiệt tăng lên, một số chị em còn có thể bị đau trong ngày rụng trứng. Các biểu hiện rụng trứng có thể khác nhau ở mỗi người.

Đau rụng trứng là cơn đau cục bộ vốn thường xảy ra ở bên trái hoặc bên phải của bụng dưới, bên trong xương hông. Có những chị em đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc khung xương chậu tương tự như khi đau bụng hành kinh. Những cơn đau có thể kéo dài từ một đến hai giờ, một hoặc vài ngày, hoặc có khi chỉ là con đau nhói lên trong vài phút.

Nguyên nhân của những cơn đau trong khi rụng trứng có thể là do: Sự phát triển của nang trong buồng trứng trước khi trứng rụng, mỗi tháng thành buồng trứng lại bị vỡ vào lúc rụng trứng, sự co bóp cơ của ống dẫn trứng và buồng trứng xảy ra sau khi rụng trứng...

6. Thời gian rụng trứng là tỉ lệ thụ thai thành công cao nhất

Trứng sống được khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trong khi tinh trùngtuổi thọ tới 7 ngày. Lý tưởng nhất là cần có nhiều tinh trùng chờ trứng rụng. Do đó, bạn nên quan hệ vợ chồng càng gần với thời gian rụng trứng càng tốt, tỉ lệ thụ thai thành công càng cao.

Giao hợp vào những ngày trứng rụng (trước, trong và sau ngày rụng trứng 2-3 ngày) sẽ có cơ hội thụ thai cao. Những chị em tránh thai dựa vào chu kì kinh nguyệt thì nên tránh xa những ngày này nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật