Hoa gạo trị thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng ít người biết đến

Cây gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ... Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh.

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đi lỏng kiết lỵ băng huyết viêm loét, nhọt độc xuất huyết do chấn thương... Ngoài ra, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày đi lỏng kiết lỵ đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da… Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt cầm máu se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày kiết lỵ phân có máu lao hạch sưng vú sau khi sinh con

Một số bài thuốc từ hoa gạo.

Bài 1: Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 - 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi.

Bài 2: Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Hoa gạo 20 - 30g thái mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Hoặc có thể thêm rau má cũng 20 -30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần (có thể cho vào nước thuốc chút đường cho dễ uống). Uống liên tục 5 ngày.

Bài 3: Trị rong kinh, thiếu máu: Hoa gạo 30 - 50g (sao khô khử thổ sẫm sau khi đã phơi khô qua 3 nắng), sắc với 500ml nước còn lại 100ml, sắc bã nước 2 với 200ml nước, lấy 50ml thuốc; hòa chung nước thuốc 1 và 2, chia 5 lần uống trong ngày. Cần uống 5-7 ngày liền.

Bài 4: Dùng cho thiếu niên dậy thì (mụn mọc nhiều trên mặt) phụ nữ thân nhiệt nóng nước tiểu vàng do gan viêm họng ho khanđờm trắng: Hoa gạo 500g, mía lau 500g rau má 300g bí đao 1kg (để cả vỏ hạt), băm nhỏ 4 thứ sao khử thổ cho vào sắc với 2 lít nước còn lại 1 lít nước thuốc chắt ra còn bã lại cho 1 lít nước sắc còn 500ml, trộn lẫn 2 nước thuốc với nhau cùng 5g nước cốt gừng tươi Khi khát uống thay nước trong ngày. Uống liền 10 ngày sẽ mát gan lợi tiêu, hết nóng và mụn nhọt     

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật