Hướng dẫn các mẹ nhận biết biến chứng bệnh tay chân miệng

Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng.

Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi co giật hôn mê

Triệu chứng của đường hô hấptim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.

Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu đường máu, khí máu, X-quang phổi...

Phân độ nặng của bệnh:

Độ 1: Chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

Độ 2: Rung giật cơ, bức rức, chới với.

Độ 3: Yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.

Độ 4: Suy hô hấp phù phổi tăng huyết áp trụy mạch.

Phân biệt với các bệnh khác:

Dị ứng da: Sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.

Viêm da mủ: Sang thương đau đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng

Thủy đậu: Sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.

Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu nặng: Khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật