Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ban đêm bạn cần biết

Bênh cạnh cách làm giảm ho thì tìm hiểu đúng nguyên nhân ho mới là cách chữa trị tốt nhất cho bệnh ho và ngứa cổ vào ban đêm.

Ho là một phản xạ tự nhiên có lợi nhằm bảo vệ cơ thể khi có các dị vật đờm trong cổ họng ra ngoài ho khan hoặc ho có đờm thường gặp khi trái gió trở trời, hít phải khói bụi khói bếp lò, khói thuốc,… Ho được xem như là cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp hoàn hảo. 

Tuy nhiên ho nói chung hay kho khan về đêm, ho khan ban ngày chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý chứ không phải là một dạng bệnh lý. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bạn khó chịu mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng.

Ho khan về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới việc học tập và làm việc trong ngày hôm sau.

Ho khan về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới việc học tập và làm việc trong ngày hôm sau.

Ho về đêm ở người lớn có thể do các yếu tố sau:

Hen suyễn: Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan. Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và yếu tố tác động. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh.

Nhiễm lạnh cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn, khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực...

Viêm xoang: Khi bị viêm xoang các xoang bị viêm sẽ bị tắc, bị ngạt mũi các chất nhày chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhày này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa Nhưng về ban đêm, dịch nhày dễ ứ lại nơi cổ họng và gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy, họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chữa cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn tới ho khan buổi đêm.

Sử dụng thuốc chữa cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn tới ho khan buổi đêm.

Nên kiểm tra lại những loại thuốc bạn đang dùng điều trị bệnh như bệnh cao huyết áp chẳng hạn. Bởi vì, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là ho khan vào buổi đêm. Bạn nên tới gặp bác sỹ để bày tỏ tình trạng mình đang gặp phải để xem có chính xác đó là nguyên nhân gây ho cho bạn không.

Thiếu sắt gây ho khan

Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng sưng, kích thích phía sau cổ họng và dẫn tới ho. Vì vậy ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân gây ho khan mạn tính về đêm cho bạn.

Trào ngược axit: Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêuợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi dẫn đến ho. Nếu nguyên nhân gây ho và khó chịu về ban đêm đã được xác định thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu, việc trào ngược sẽ giảm đi và sẽ bớt ho.

Với tình trạng bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày (kể cả trẻ con và người lớn), kèm theo các triệu chứng như sổ mũi ho sâu khó thở đau bụng người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được dùng thuốc và tư vấn cách trị bệnh hiệu quả, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật