Phèn chua giúp giải độc, sát khuẩn có thể bạn chưa biết đến

Minh phàn còn có tên khác là phèn chua, cho vào nung làm mất nước kết tinh được gọi là phèn phi (khô phàn) hay bạch phàn thường có trong các bài thuốc. Theo Đông y, vị thuốc có vị chua, tính hàn; vào kinh can và tỳ, phèn chua có tác dụng giải độc, sát khuẩn, táo thấp khứ đàm tiêu tích, cầm máu, còn có tác dụng gây nôn. Trị mụn nhọt, chàm lở ghẻ ngứa, thổ nục hạ huyết, tả lỵ, điên giản phát cuồng, thấp nhiệt hoàng đản. Liều dùng: 1,2g - 4g. Dùng ngoài liều lượng vừa đủ.

Cách dùng phèn chua làm thuốc

Sát khuẩn, hết ngứa:

Bài 1: minh phàn 1.500g (nung thành khô phàn và tán bột mịn), tùng hương 200g, mỡ lợn mới 500g. Cho tùng hương vào mỡ lợn, đun cho tùng hương tan trong mỡ, để nguội, cho khô phàn vào, trộn đều, bôi lên chỗ đau Trị chốc đầu chàm lở.

Bài 2: khô phàn 12g, lưu huỳnh 12g thạch cao nung 1.000g, thanh đại 63g, băng phiến 2g. Tất cả tán bột mịn, cho vào lọ sành, nút kín. Khi dùng, lấy bột thuốc trộn với dầu, bôi lên chỗ đau. Ngày 2 lần, bôi trong 5 – 7 ngày. Trị ngoài da do thấp.

Trừ đờm, khai bế: uất kim 7 phần phèn chua 3 phần. Các vị nghiền với nhau thành bột mịn, thêm nước làm hoàn. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ. Trị chứng điên cuồng, kéo nhiều đờm dãi. Mỗi lần 4 – 8g, ngày uống 3 lần, uống 40 – 60g/ ngày.

Táo thấp thoái hoàng:

Bài 1: tiêu thạch, phàn thạch (bạch phàn), liều lượng bằng nhau. Các vị tán bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 4g, uống cùng nước cháo.

Bài 2: minh phàn thanh đại liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn; cho vào viên nang. Ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 4g. Trị viêm gan vàng da cấp tính.

Liễm huyết, cầm máu: cầm máu khi nôn ra máu chảy máu cam đại tiện ra máu, băng huyết và các chứng chảy máu khác: bạch phàn, hài nhi trà, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 1,0 – 1,5g, chiêu với nước. Trị ho ra máu

Trị khí hư bạch đới: xà sàng tử, khô phàn, liều lượng bằng nhau. Sắc; dùng nước sắc rửa âm hộ.

Giải độc, chữa mụn nhọt: Trị chứng mụn nhọt do thấp nhiệt (nóng ẩm), mụn trong miệng và trên lưỡi, mủ chảy trong tai.

Bài 1: khô phàn, chu sa, liều lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột mịn; cho dầu vừng hoặc dầu ăn hoà đều. Bôi lên chỗ đau Trị mụn lươn của trẻ em

Bài 2: Nhị vị bạt độc tán: minh phàn, hùng hoàng, liều lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột mịn. Dùng nước trà đặc trộn đều, bôi lên chỗ đau. Trị thấp chẩn, ung nhọt sưng tấy.

Kiêng kỵ: Người mắc chứng âm hư không dùng được. Không nên uống nhiều hoặc uống lâu ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật