Trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, bạn chớ nên lơ là

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như do vi khuẩn, do virut, do nhiễm ký sinh trùng, do ngộ độc thực phẩm, do dinh dưỡng không hợp lý,… nhưng rất thường gặp là do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng tiêu cực không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ.

Tại sao dùng kháng sinh lại gây tiêu chảy?

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược (tên), có tác dụng diệt các loại vi khuẩn khác nhau.

Vì vậy, khi muốn kê đơn một loại kháng sinh nào đó, bác sĩ phải chẩn đoán được loại vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh.

Khi sử dụng kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn có lợi nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ rộng hiện nay.

Biểu hiện của tiêu chảy do kháng sinh

Biểu hiện thường thấy là:

- tiêu chảy thường xuất hiện trong và sau đợt dùng kháng sinh.

- Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.

- Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Trong một số trường hợp, trẻ suy giảm miễn dịch trẻ suy dinh dưỡng có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt.

Phân biệt trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh với tiêu chảy do nguyên nhân khác?

Trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh; trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn đau bụng Tuy nhiên, với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán phân biệt.

Những lưu ý trong điều trị

Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho hắt hơi sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng.

Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của thầy thuốc không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

Trong trường hợp bị loạn khuẩn ruột và tiêu chảy mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm men vi sinh có chứa đồng thời 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột

Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật