Cùng tìm hiểu về một số cách điều trị bệnh ưa chảy máu

Bệnh ưa chảy máu bệnh máu khó đông hay bệnh Hemophilia là bệnh về rối loạn đông máu di truyền do thiếu yếu tố cần thiết để làm đông máu. Dù tỉ lệ mắc bệnh khá thấp nhưng đây là một bệnh cực kì nguy hiểm. Vậy cách điều trị bệnh ưa chảy máu ra sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Cách điều trị bệnh ưa chảy máu

Đây là bệnh di truyền kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế được cung cấp từ bên ngoài vào Hiện nay chưa có cách chữa khỏi bệnh rối loạn đông máu và việc điều trị bệnh ưa chảy máu còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh ra sao.

Một số cách điều trị bệnh ưa chảy máu bạn cần quan tâm

Một số cách điều trị bệnh ưa chảy máu bạn cần quan tâm

Hemophilia A nhẹ: Tiêm tĩnh mạch chậm hormone desmopressin (DDAVP) để kích thích giải phóng yếu tố đông máu. Desmopressin cũng có thể được dùng theo đường xịt mũi.

Hemophilia A hoặc Hemophilia B từ vừa tới nặng. Truyền yếu tố đông máu được chiết xuất từ máu người hoặc yếu tố đông máu tái tổ hợp để cầm máu Có thể phải truyền nhiều lần nếu bệnh nặng.

Hemophilia C: Cần truyền huyết tương để ngăn chặn các đợt chảy máu. Nếu chảy máu quá nhiều lần, hệ thống cơ bắp sẽ bị phá hủy và bệnh nhân sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, khớp cứng và teo cơ. Truyền huyết tương vừa giúp ngăn chặn các đợt chảy máu vừa giúp dự phòng phát sinh những bệnh này.

Nếu chảy máu nhiều cần phải truyền huyết tương để ngăn chặn

Nếu chảy máu nhiều cần phải truyền huyết tương để ngăn chặn

Bên cạnh đó, người bị bệnh ưa chảy máu cần chú ý những lưu ý sau để việc điều trị và phòng bệnh có hiệu quả:

Thứ nhất, bệnh nhân Hemophilia cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập… dẫn đến chảy máu.

Thứ hai, khi có hiện tượng chảy máu cần làm sạch và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương hoặc chườm đá… Những vết thương nhỏ, vết xước da và chảy máu mũi nên được tác động bằng sức ép tại chỗ. Sau đó, dùng túi chườm đá để làm lạnh vị trí tổn thương nhằm mục đích co mạch và giảm lượng máu bị mất do bị chảy máu. Khi sử dụng túi đá, cần chú ý không được để đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh nguy cơ tổn thương da.

Thứ ba, khuyến cáo từ các bác sĩ, với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu cần chăm sóc răng miệng cẩn thận vì đó là những cơ quan rất dễ chảy máu. Do vậy, cần tránh ăn các thức ăn cứng, nếu cần thiết, nên tách xương, vỏ, càng, vảy… trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá.

Có thể thấy rằng bệnh ưa chảy máu rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, thậm chí có thể tử vong trước tuổi 13. Chính vì vậy, người nhà bệnh nhân cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của con em mình để phát hiện bệnh cũng như có cách điều trị bệnh ưa chảy máu một cách đúng lúc nhất, giúp kéo dài tuổi thọ và giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật