Thực phẩm ở các lễ hội: Bụi, bẩn… vẫn đắt hàng! Nguyên nhân do đâu?

Tranh thủ ngày cuối tuần cũng là lúc diễn ra lễ hội Núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng, nhiều gia đình thuê xe ôtô về quê, rồi tham dự lễ hội. Mọi người đều háo hức vì năm nay lễ hội Núi Voi có nhiều nét mới, đền thờ nữ tướng Lê Chân, chùa cổ Hoa Long được tôn tạo, tái thiết.

Thức ăn phơi, tẩm... bụi đường   

Tranh thủ ngày cuối tuần cũng là lúc diễn ra lễ hội Núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng, nhiều gia đình thuê xe ôtô về quê, rồi tham dự lễ hội. Mọi người đều háo hức vì năm nay lễ hội Núi Voi có nhiều nét mới, đền thờ nữ tướng Lê Chân, chùa cổ Hoa Long được tôn tạo, tái thiết. Nhưng khoản ăn uống khiến nhiều người cảm thấy e ngại.

Lễ hội, người đông nên các hàng quán cũng trở nên chật chội hơn. Người cứ đi, bụi tung mù và người ăn cứ ăn. Nhiều quán bán rong đồ nướng còn được kê trên mẹt sát mặt đất. Những quán bánh đa, bún, đồ ăn không được che đậy trong tủ kính mặc cho bụi bặm bám đầy. Người bán hàng vẫn tay không bốc bánh, thịt, cá, chan nước dùng phục vụ khách.

Hơn nữa, do điều kiện mặt bằng chật hẹp, nước sạch không đủ nên bát đĩa chỉ được rửa qua loa, chưa ráo nước đã mang ra phục vụ khách.  Đó là chưa kể có hàng quán bán các loại nước ngọt nước đậu nành đóng trong chai nhựa, không rõ hạn sử dụng. 

Tại chùa Hương, lễ hội diễn ra dài và lớn nhất trong năm, vấn đề ATVSTP cũng còn không ít vi phạm. Dù trước Tết Nguyên đán, 45/75 chủ quán kinh doanh hàng ăn tại đây đã được Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức Hà Nội tập huấn; song mới chỉ có 13 cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Khi các đoàn kiểm tra ATVSTP của thành phố xuống giám sát, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến.

Món bánh mìxúc xích nướng được bày bán ngay cạnh đường đi với đầy rác rưởi, bụi bặm mà không hề có tủ kính. Tại các quán cơm, phở, thịt thú rừng nguyên con treo lủng lẳng trước cửa quán, ruồi muỗi bâu đầy. Những đĩa thịt thú rừng  sống vừa thái được xếp lẫn với thịt gà luộc, cá rán.

Những giá bún phở không che đậy để đầy trên bàn. Chỗ chế biến thực phẩm lênh láng nước. Đáng chú ý là hầu hết nhân viên phục vụ trong các quán ăn đều không có đồng phục, tạp dề và găng tay khi chế biến. Có những nhân viên vừa dùng tay bốc thịt sống, ngay sau đó lại quay sang bốc bún, bê thức ăn cho khách...

Trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương

Mùa lễ hội cũng là khi tiết trời mưa xuân, ẩm ướt khiến thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc gây bệnh, hư hỏng, nguy cơ gây ngộ độc là rất lớn. Lượng du khách đến lễ hội tập trung đông, hàng trăm, hàng nghìn người, nhu cầu ăn uống không thể thiếu.

Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, kế hoạch đảm bảo ATVSTP trong dịp lễ hội năm nay, Sở Y tế Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho các phòng y tế, trung tâm y tế và các BV ở quận, huyện có lễ hội chịu trách nhiệm tập huấn, giám sát và tăng cường kiểm tra tại các quầy hàng kinh doanh, xử lý các cơ sở vi phạm.

Mục tiêu của ngành y tế là phải đảm bảo an toàn ATVSTP cho khách đến lễ hội, không để xảy ra ngộ độc lớn hoặc bùng phát dịch bệnh Nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm dịch bệnh thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Ông Hạnh cũng cho rằng, vấn đề đảm bảo ATVSTP còn phụ thuộc vào chính người kinh doanh thực phẩm

Bởi chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm ATVSTP còn nhẹ, chưa quyết liệt, thường chỉ cảnh cáo, nhắc nhở, nặng hơn thì phạt hành chính, trường hợp vi phạm nghiêm trọng mới ra quyết định đình chỉ, do đó chưa đủ sức răn đe. Có những hộ kinh doanh vừa bị đoàn kiểm tra cảnh cáo, thậm chí xử phạt nhưng ngay sau khi đoàn đi qua thì họ lại tiếp tục bày hàng ra.

Điều đáng nói là phần lớn các hộ bán hàng ăn tại khu vực các lễ hội thường là những hộ làm theo thời vụ, do đó việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các hộ này không dễ thực hiện.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật